Chuyên gia: Nhật Bản và Mỹ thất bại khi cạnh tranh với Trung Quốc tại thị trường Indonesia

Khó có ai có thể cạnh tranh thực tế được với Trung Quốc về các dự án cơ sở hạ tầng mới ở Indonesia. Nhật Bản có lẽ thậm chí không tham gia, còn Mỹ thì trở thành đối tác thiếu tin cậy. Trả lời phỏng vấn Sputnik, các chuyên gia đã bình luận như vậy về việc Indonesia mời Trung Quốc xây dựng các nhà máy điện và đường ô tô thu phí.
Sputnik

Các dự án này được ước tính có chi phí khoảng 13,2 tỷ USD, tờ Jakarta Post đưa tin.

Sầu riêng đông lạnh – kết quả chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Mahathir Mohamad
Hợp tác đầu tư giữa Trung Quốc và các đối tác ASEAN đã trở thành chủ đề "nóng" sau khi phát sinh tình hình chưa rõ ràng liên quan đến việc thực hiện một số dự án của Trung Quốc tại Malaysia. Thủ tướng Indonesia Mahathir Mohamad quan ngại rằng các dự án như vậy sẽ là gánh nặng cho ngân sách quốc gia.

Tờ "Jakarta Post" dẫn nguồn quan chức cấp cao cho hay, thông qua Cơ quan tài trợ cơ sở hạ tầng PT Penjaminan Infrastruktur Indonesia, chính phủ Indonesia có thể cung cấp bảo lãnh cho bất kỳ công ty muốn tham gia vào các dự án cơ sở hạ tầng mới.

Gần đây, buổi giới thiệucác dự án nhà máy điện, sẽ được chuyển giao cho các nhà sản xuất độc lập, cũng như đường ô tô thu phí ở một số vùng của Indonesia, đã được tổ chức tại Quảng Châu theo sáng kiến ​​của Tổng Lãnh sự quán Indonesia.

Phía sau các dự án tỷ đô của Trung Quốc tại Đông Nam Á là gì?
Chuyên gia Học viện Tài chính trực thuộc Đại học Nhân dân Bắc Kinh Bian Yongzu không ngạc nhiên khi phía Indonesia lựa chọn đối tác Trung Quốc chứ không phải là các công ty Mỹ:

"Không có gì đáng ngạc nhiên là Indonesia hy vọng triển khai các dự án này với sự giúp đỡ của Trung Quốc. Trung Quốc và Indonesia đã có kinh nghiệm phong phú về hợp tác cơ sở hạ tầng, và có nhiều lợi thế hơn các công ty Mỹ và Nhật Bản. Trung Quốc đã triển khai nhiều dự án cơ sở hạ tầng ở nước ngoài, có cơ sở hạ tầng Trung Quốc ở châu Phi, Trung Đông và Đông Nam Á. Ngoài ra, Indonesia và Trung Quốc duy trì quan hệ chính trị tốt, đó cũng là một yếu tố rất quan trọng ủng hộ việc lựa chọn Trung Quốc. Tình hình quốc tế hiện tại là không ổn định. Ngoài ra, sự gia tăng xung đột thương mại giữa Hoa Kỳ và nhiều nước trên thế giới sẽ có ảnh hưởng đến thị trường vốn, gây biến động và làm phức tạp điều kiện tài chính ở nhiều nước. Trong kinh doanh, tất cả đều sẵn sàng hợp tác với các đối tác kinh doanh đáng tin cậy. Do đó, đối với Indonesia, Trung Quốc chắc chắn là đối tác phù hợp nhất."

ASEAN trong cơn "đại chiến thương mại" Mỹ - Trung
Trả lời phỏng vấn Sputnik, ông Bian Yongzu không loại trừ Nhật Bản khỏi những người tham gia tiềm năng các dự án cơ sở hạ tầng mới ở Indonesia. Chuyên gia Viện Nghiên cứu phương Đông, viện Hàn lâm Khoa học Nga Alexei Drugov cũng cho rằng Nhật Bản ít có biểu hiện quan tâm đối với hồ sơ dự thầu cho các dự án này. Về các công ty Mỹ, gần đây họ trở thành đối tác không đáng tin cậy. Lý do là chính sách không thể đoán trước của Donald Trump. Cộng đồng doanh nghiệp không dám bảo đảm rằng những dự án mà các công ty Mỹ tham gia ngày hôm nay, đến ngày mai sẽ không bị Washington tuyên bố là bất lợi cho Hoa Kỳ. Mỹ đã quá quen với chiến thuật áp dụng biện pháp trừng phạt để đạt được lợi thế cạnh tranh, chuyên gia cho biết.

Ông Alexey Drugov gọi việc Chính phủ Indonesia mời các công ty Trung Quốc hợp tác là "tiếp tục chính sách của Tổng thống Joko Widodo trong vòng bốn năm qua":

Đông Nam Á chuẩn bị là nạn nhân kế tiếp của chiến tranh thương mại?

"Tổng thống coi sự phát triển cơ sở hạ tầng như một phương tiện để giữ gìn và củng cố sự thống nhất Indonesia, lãnh thổ có tới 17.000 hòn đảo. Chúng ta cần những con đường, thông tin liên lạc, hậu cần, cần phải chắc chắn rằng quan hệ thương mại giữa Tây và Đông Indonesia cho doanh nhân không ít lợi nhuận hơn so với xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài. Việc kêu gọi vốn Trung Quốc để giải quyết những vấn đề này phải hoàn toàn phù hợp với chính sách của tổng thống. Những người phản đối ông Joko Widodo đôi khi chỉ trích định hướng thân Trung Quốc của ông. Tôi cho rằng Joko Vidodo trước hết là công dân Indonesia. Ông tin rằng chính sách thu hút vốn của Trung Quốc và sự hiện diện của Trung Quốc là phù hợp với lợi ích quốc gia Indonesia. Tôi không thấy thay thế cho chính sách này."

Ông Alexey Drugov lưu ý rằng cũng như Malaysia, Indonesia có một số khó khăn về tài chính liên quan đến việc thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng mới. Indonesia thực sự cần vốn, vì vậy nước này sẽ tìm kiếm các hình thức linh hoạt về tài chính, kể cả việc thu hút đầu tư nước ngoài, chuyên gia cho biết.

Thảo luận