Đối với những nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, năm 2018 lẽ ra không diễn ra như hiện tại.
Chưa nói đến rủi ro chiến tranh thương mại, từ trước đó, triển vọng tăng trưởng của kinh tế khu vực vốn đã đối đầu với nhiều vấn đề, từ thắt chặt chính sách, giá dầu cao cho đến nhiều vấn đề của chính trị trong nước. Kinh tế Đông Nam Á đang đối diện với quá nhiều thách thức, theo khẳng định của Bloomberg.
Các nhà hoạch định chính sách đang phải xem xét lại chiến lược kinh tế khi bất ổn tăng lên, trong một số trường hợp họ phải lựa chọn giữa tập trung vào ổn định đồng nội tệ hoặc thậm chí thay đổi cấu trúc.
Chuyên gia kinh tế tại Bloomberg Economics ở Singapore, ông Tamara Henderson, nhận xét: "Khi mà rủi ro chiến tranh thương mại đang trở thành hiện thực, điều đó đồng nghĩa với xuất khẩu sẽ gặp khó. Hoạt động đầu tư từ trước đó đã chịu tác động tiêu cực bởi chính sách tiền tệ thắt chặt đến nay nhiều khả năng sẽ chịu nhiều hệ quả xấu".
Indonesia
Thâm hụt tài khoản vãng lai cao và đầu tư sụt giảm đang ngăn NHTW nâng lãi suất thêm hơn nữa trong năm 2018, cùng lúc đó, cam kết của chính phủ Indonesia trong việc giảm chi tiêu và hạn chế nhập khẩu sẽ còn tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế nhiều hơn nữa. Quyết định chính sách tiếp theo của Ngân hàng Trung ương Indonesia sẽ được đưa ra vào ngày thứ Năm.
Malaysia
Khi mà Ngân hàng Trung ương Malaysia giữ nguyên lãi suất cơ bản đồng nội tệ trong tuần trước, giới chuyên gia phân tích đã giảm dự báo về khả năng tăng lãi suất trong bối cảnh triển vọng tăng trưởng suy yếu và lạm phát thấp.
Philippines
Singapore
Khi nhìn vào tăng trưởng của Singapore năm 2018, không ít chuyên gia lo ngại về nửa sau của năm. Các biện pháp kiềm chế đà tăng nóng trên thị trường bất động sản có thể tác động xấu đến tâm lý đầu tư và dẫn đến tiêu dùng người dân suy giảm. Singapore cũng gặp khó trong việc vực dậy niềm tin của các nhà sản xuất, kỳ vọng của nhóm này vốn đã thấp hơn sau khi thương mại năm 2017 tăng trưởng đột biến hơn kỳ vọng.
Chuyên gia kinh tế thuộc Standard Chartered ở Singapore trong nghiên cứu vào tuần trước nhận xét: "Chúng tôi đã dự báo tăng trưởng kinh tế sẽ chững lại trong nửa sau năm 2018, thế nhưng nhiều diễn biến thương mại đang khiến rủi ro tăng trưởng thấp tăng cao hơn. Số lượng các đơn hàng xuất khẩu mới dùng để tính toán chỉ số PMI cũng đồng thời giảm sâu".
Thái Lan
Chuyên gia kinh tế tại Capital Economics trong nghiên cứu vào tuần trước nhận định: "Tăng trưởng kinh tế Thái Lan sẽ vẫn ở mức cao trong ngắn hạn, thế nhưng khi tăng trưởng toàn cầu chững lại và bất ổn chính trị tăng cao, đà tăng trưởng tốt của kinh tế Thái Lan có thể sẽ mất đà trước thời điểm đầu năm tới".
Việt Nam
Xét đến việc thương mại có tỷ trọng đóng góp cực kỳ cao trong tổng quan nền kinh tế, Việt Nam đặc biệt dễ chịu tác động từ bất kỳ sự căng thẳng nào tiềm ẩn khả năng làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu. Kinh tế Việt Nam sẽ dễ chịu tác động từ việc kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chững lại, đồng thời kinh tế Việt Nam cũng phải đối diện với rủi ro từ việc Mỹ nâng lãi suất cơ bản.
Theo: Bloomberg, Bizlive