Trung Quốc phát triển các ngành thay thế nhập khẩu

Tập đoàn viễn thông Huawei của Trung Quốc vừa cho ra mắt bộ chip trí tuệ nhân tạo (AI) thế hệ mới.
Sputnik

Theo CNBC, đây là chip Kirin 980 còn được gọi là bộ vi xử lý 7 nanomet, được Huawei sử dụng trong smartphone Mate 20 sẽ ra thị trường vào tháng 10. Nếu đúng như thế, Huawei có thể là doanh nghiệp đầu tiên trên thế giới cho ra mắt bộ chip 7 nanomet.

Trung Quốc có thể làm cho thế giới sẽ không còn điện thoại thông minh?
Như được biết, chip và bộ vi xử lý là điểm yếu của ngành công nghiệp Trung Quốc. Năm ngoái, Trung Quốc đã nhập khẩu các mặt hàng này trị giá 260 tỷ đô la, nhiều hơn cả mặt hàng dầu thô. Tuy nhiên, chỉ có 20% chip và bộ vi mạch được Trung Quốc sử dụng để sản xuất điện thoại thông minh, máy tính và các thiết bị điện tử khác được sản xuất trong nước.

Theo Huawei, các thế hệ bộ vi mạch xử lý trước đó có kích thước 10 nanomet. Kirin 980 với kích thước 7 nanomet sẽ chiếm ít không gian hơn trong thiết bị. Dù kích thước giảm, sức mạnh của vi mạch tăng lên. Huawei tuyên bố chip mới có thể giúp thiết bị nhận ra 4.500 hình ảnh mỗi phút, gấp đôi khả năng của thế hệ chip trước đó.

Điều thú vị là Trung Quốc đã cho ra mắt chip thế hệ mới sớm hơn so với các đối thủ cạnh tranh lớn nhất. Samsung và Qualcomm cũng đang phát triển bộ vi xử lý 7 nanomet, song sẽ không cho ra mắt đến tận năm sau. Trong khi bộ vi xử lý 7 nanomet của Huawei sẽ được tung ra vào tháng 10, Apple được cho là sẽ giới thiệu chip A12 trong thế hệ iPhone kế tiếp vào mùa thu năm nay. Vì vậy, vẫn chưa rõ: ai sẽ là người đầu tiên — Apple hay Huawei. Tuy nhiên, công ty Trung Quốc có đủ khả năng để đi tiên phong trong việc sử dụng các công nghệ mới nhất. Tất nhiên, nếu không vấp phải những trở ngại chính trị và quan liêu trên con đường này, — chuyên gia Mei Xinyu của Viện hợp tác thương mại và kinh tế quốc tế, cơ quan trực thuộc Bộ Thương mại Trung Quốc, nói với Sputnik.

Liệu Mỹ có thể cản trở Trung Quốc vượt trước phương Tây với chip AI?

"Vấn đề quan trọng nhất là thực hiện một bước đột phá về công nghệ, và đồng thời vượt qua "sự phong tỏa" đăng ký sáng chế. Hiện nay có rất nhiều công ty áp dụng cái gọi là phương pháp nộp đơn đăng ký sáng chế "rác". Trên thực tế, sản phẩm của các công ty này không có giá trị, và cũng có thể họ không sản xuất bất cứ gì. Mục tiêu của các công ty như vậy là rất đơn giản — tạo ra rào cản để các đối thủ cạnh tranh không thể đăng ký sáng chế. Ngoài ra, trong quá trình phát triển sản xuất chip, Trung Quốc có thể phải đối mặt với cuộc đối đầu chính trị từ phía Mỹ và châu Âu".

Mặt khác, căng thẳng chính trị đôi khi thúc đẩy sự phát triển công nghệ vì đất nước phải thay thế hàng hóa nhập khẩu. Vào mùa xuân, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã cấm các công ty Mỹ bán linh kiện cho tập đoàn ZTE của Trung Quốc. Động thái này của Mỹ đẩy hãng ZTE tới bờ vực phá sản. Mặc dù ZTE là nhà cung cấp thiết bị điện tử lớn nhất thế giới, hãng này đã nhập khẩu tất cả các thành phần chính, như chip và bộ vi mạch. Mặc dù Trump đã sớm dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với ZTE, trường hợp này cho thấy rõ ràng: Trung Quốc cần phải phát triển các công nghệ cơ bản trong nước để đảm bảo sự an toàn của ngành sản xuất và không phụ thuộc vào những điều kiện chính trị. Do đó, nhà lãnh đạo Tập Cận Bình đã đặt ra mục tiêu chiến lược — tạo ra các sản công nghệ cao tại Trung Quốc để sản xuất chip và bộ vi mạch. Và trong 5-10 năm tới nhiện vụ này sẽ được thực hiện, chuyên gia Mei Xinyu tin chắc như vậy.

Mỹ muốn trừng phạt Trung Quốc vì bước nhảy vọt trong công nghệ cao

"Theo tôi, sau 5-10 năm nữa, Trung Quốc sẽ đuổi kịp Mỹ và sẽ có khả năng cạnh tranh bình đẳng trong lĩnh vực công nghệ cao. Bây giờ Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng trong lĩnh vực này, và vụ  ZTE đã thúc đẩy quá trình này. Hiện có hai yếu tố thúc đẩy sự phát triển của ngành sản xuất chip ở Trung Quốc: đầu tư và thị trường. Sau cuộc tấn công của Hoa Kỳ vào tập đoàn Trung Quốc, các công ty khác đã nhận thức được rằng, Hoa Kỳ không phải là một đối tác đáng tin cậy, và họ  cần phải tìm kiếm những nhà cung cấp khác. Ngay cả các đối thủ cạnh tranh của ZTE, ban đầu hài lòng với nghịch cảnh của tập đoàn Trung Quốc, sau đó bắt đầu lo lắng về tương lai và đang tìm kiếm những nhà cung cấp thay thế. Tất nhiên, đây là một tình huống rất thuận lợi đối với các công ty Trung Quốc đầu tư mạnh vào sản xuất chip và vi mạch. Trên thực tế, Trump đã tạo ra quảng cáo hiệu quả của tập đoàn Trung Quốc. Chúng tôi không cần quảng bá các công ty của chúng tôi, trên thị trường vẫn có nhu cầu về các sản phẩm này".

Cho đến nay, vấn đề chính của Trung Quốc là thiếu công nghệ đột phá, bởi vì trong nước chưa có đủ chuyên gia đẳng cấp thế giới trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, Trung Quốc đang cố gắng giải quyết vấn đề này bằng cách mời các chuyên gia trình độ cao từ các quốc gia và khu vực khác.

Thảo luận