Liệu Mỹ có thể cản trở Trung Quốc vượt trước phương Tây với chip AI?

© Fotolia / Edelweisschip
chip - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Các công ty Trung Quốc có thể vượt trước các đối thủ phương Tây trong lĩnh vực sản xuất chip cho các ứng dụng mới nhất: trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật (IoT), tờ Global Times của Trung Quốc viết.

Tờ báo cho biết rằng, Alibaba đã đầu tư vào 6 công ty khởi nghiệp tiên tiến của Trung Quốc để phát triển chip. Trung Quốc đã đặt ra mục tiêu đến năm 2030 đứng hàng đầu thế giới trong lĩnh vực AI. Đồng thời, Hoa Kỳ đang cố gắng cản trở Trung Quốc lên vị trí lãnh đạo toàn cầu.

trí tuệ nhân tạo - Sputnik Việt Nam
Chống Nga và Trung Quốc: Lầu Năm Góc thành lập Trung tâm trí tuệ nhân tạo
Tờ Global Times trích dẫn thông điệp của Gã khổng lồ thương mại điện tử cho biết rằng, Alibaba đã mua lại hãng sản xuất chip Hangzhou C-SKY Microsystems. Bằng cách kết hợp những ý tưởng mới nhất của công ty khởi nghiệp và vốn đầu tư lớn của gã khổng lồ, Alibaba có thể thực hiện bước đột phá trong lĩnh vực phát triển ngành sản xuất chip trong nước. Đây là một bước rất quan trọng, thông điệp của công ty cho biết. Trước đây, Alibaba đã đầu tư khoảng 100 triệu USD vào một công ty Trung Quốc đầy hứa hẹn khác là Cambricon. Đồng thời, trong danh sách các dự án đầu tư trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo của Alibaba, đa số là các công ty khởi nghiệp từ Mỹ, ví dụ như Barefoot Networks và Kneron. Và đây không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên.

Việc phát triển bộ vi xử lý và chip cho trí tuệ nhân tạo là một vấn đề phức tạp nhất trong chương trình của Trung Quốc nhằm mục đích đến năm 2030 đứng hàng đầu thế giới trong lĩnh vực này. Nghiên cứu và phát triển chip là công việc đòi hỏi nhiều công sức và rất tốn kém. Và kết quả không phải lúc nào cũng có thể dự đoán được. Trung Quốc chỉ chiếm 5% thị trường vi mạch điện tử toàn cầu. Trong khi Mỹ chiếm gần một nửa thị trường này. Mỗi năm Trung Quốc nhập khẩu vi mạch với tổng giá trị khoảng 200 tỷ đô la — thậm chí nhiều hơn nguyên liệu thô. Hai năm trước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói rằng, để đảm bảo an ninh kinh tế, cần phải ngừng nhập khẩu các sản phẩm công nghệ cao càng sớm càng tốt, Trung Quốc nên dựa vào sức mình trong lĩnh vực này.

Bây giờ, nhiều phương tiện truyền thông Trung Quốc gọi phát biểu đó của Tập Cận Bình là lời tiên tri, vì tình hình với ZTE cho thấy rõ rằng, trong lĩnh vực này Trung Quốc dễ bị tổn thương và phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài. Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp trừng phạt chống lại ZTE, cấm các công ty Mỹ bán chip và các linh kiện khác cho hãng viễn thông ZTE trong vòng 7 năm. Công ty ZTE thừa nhận rằng, họ sẽ cố gắng giải quyết vấn đề với Hoa Kỳ một cách hòa bình, bởi vì các biện pháp trừng phạt đưa công ty đến bờ vực sụp đổ. ZTE phụ thuộc vào các đợt cung cấp chip Snapdragon của Qualcomm và phần mềm của Google, ví dụ, trong việc sản xuất điện thoại thông minh.

Trí tuệ nhân tạo - Sputnik Việt Nam
Các nhà khoa học Nga tạo ra trí thông minh nhân tạo (AI) dự đoán cái chết của con người
Rõ ràng là trong điều kiện cuộc chiến thương mại, và bây giờ cả cuộc chiến trừng phạt, các công ty khác của Trung Quốc bắt đầu nói rằng, nếu dựa vào sức mình, Trung Quốc có thể vượt qua phương Tây trong việc sản xuất chip và vi mạch. Về mặt lý thuyết, không có rào cản cho điều đó. Nhưng, nhiệm vụ này đòi hỏi tiền bạc và điều quan trọng nhất là thời gian. Vì vậy, câu hỏi không phải là liệu Trung Quốc có thể vượt trước phương Tây trong cuộc đua trí tuệ nhân tạo, mà là qúa trình này sẽ kéo dài bao lâu và sẽ mang lại kết quả nào, —  chuyên gia Chen Fengying, nhà nghiên cứu tại Viện quan hệ quốc tế đương đại Trung Quốc, nhận xét trong cuộc phỏng vấn với Sputnik:

"Tôi có thể nói rằng, nếu Trung Quốc chỉ dựa vào nguồn lực trong nước thì không thể sớm trở thành cường quốc mạnh trong lĩnh vực công nghệ. Hiện nay, trong bối cảnh toàn cầu hoá, bất kỳ quốc gia nào khó có thể phát triển nếu chỉ dựa vào sức mình. Tất cả các nước cố gắng tận dụng tối đa các nguồn lực quốc tế. Và Mỹ không phải là ngoại lệ. Đất nước này đã nhận được một lợi thế quan trọng — vốn nhân lực quốc tế. Mọi người đều biết rằng, có rất nhiều chuyên gia tài năng đến từ các quốc gia khác nhau đang làm việc tại Hoa Kỳ, thúc đẩy sự phát triển của họ. Tất nhiên, điều dễ hiểu là Hoa Kỳ đã tạo điều kiện hấp dẫn cho các chuyên gia đó. iPhone và Boeing đều là kết quả của sự hợp tác giữa các chuyên gia đến từ các quốc gia khác nhau. Trong trường hợp này không thể nói rằng Hoa Kỳ chỉ dựa vào sức mình! Vì vậy, tôi cho rằng Trung Quốc không nên phát triển những ứng dụng sáng tạo trong sự cô lập với thế giới bên ngoài. Nếu không, tôi thậm chí không thể dự đoán sẽ phải mất bao lâu".

Robot - Sputnik Việt Nam
Trí tuệ nhân tạo giúp học sinh Trung Quốc thi đậu đại học
Liệu Hoa Kỳ có thể ngăn chặn kế hoạch của Trung Quốc phát triển trí tuệ nhân tạo? Vâng, Mỹ có thể gây nhiều trở ngại trong quá trình thực hiện chương trình này. Song, vấn đề là ở chỗ: Hoa Kỳ vẫn không thể duy trì mãi vị thế hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ. Bởi vì các chuỗi cung ứng có phạm vi toàn cầu. Ngay hiện nay nhiều nhà phân tích lưu ý rằng, lệnh cấm của Mỹ lên ZTE gây thiệt hại cho các công ty Hoa Kỳ  đã sử dụng các sản phẩm của Trung Quốc. Nếu trong điều kiện cuộc chiến thương mại Trung Quốc sẽ đóng cửa và đột ngột giảm nhập khẩu các sản phẩm bán dẫn của Hoa Kỳ thì có thể khiến nền kinh tế Mỹ thiệt hại hàng trăm tỷ đô la.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала