Chuyên gia: Áp lực Mỹ đối với Trung Quốc chuyển từ lĩnh vực kinh tế sang chính trị

Trung Quốc không đồng ý với ý định của Donald Trump cản trở Trung Quốc trở thành một cường quốc khoa học và công nghệ toàn cầu, do đó tổng thống Mỹ sử dụng bất kỳ lý do để gia tăng áp lực lên Trung Quốc.
Sputnik

Trong cuộc phỏng vấn Sputnik, chuyên gia Alexander Lomanov từ Viện Nghiên cứu Viễn Đông của Viện Hàn lâm Khoa học Nga bình luận về chiến dịch chống Trung Quốc ngày càng tăng ở Mỹ núp dưới chiêu bài "bảo vệ nhân quyền ở Tân Cương". Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu một ngày chính quyền Mỹ trong cuộc đối đầu với Trung Quốc sẽ lại một lần nữa thổi phồng vấn đề Tây Tạng, chuyên gia Lomanov nhận xét.

Trung Quốc phát triển các ngành thay thế nhập khẩu

Hôm thứ ba, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert đã bày tỏ "sự quan ngại sâu sắc" về tình hình nhân quyền của những người Uighur, Kazakh và các dân tộc khác theo đạo Hồi ở Trung Quốc. Tại cuộc họp báo ở Nhà Trắng, bà đã từ chối cung cấp thông tin chi tiết về những hành động của chính phủ Mỹ, tuy nhiên, bà khẳng định rằng, chính phỉ đang thảo luận về khả năng áp dụng những biện pháp trừng phạt chống lại cán bộ, viên chức của một số công ty Trung Quốc ở Tân Cương.

Cùng ngày, Reuters đưa tin rằng, ở Washington, một số quan chức Mỹ đã có cuộc gặp tại Nhà Trắng với nhà hoạt động Dolkun Isa, chủ tịch của Đại hội Uyghur Thế giới. Dù Nhà trắng không cho biết những chi tiết, nhưng, Dolkan Isa nói, ông có ấn tượng Mỹ đang có ý định áp đặt lệnh trừng phạt chống lại các quan chức cấp cao của Trung Quốc. Ông cũng cho biết rằng, vào ngày 12 tháng 9 ông sẽ gặp  gỡ với các quan chức EU.

Tân Cương, Trung Quốc

Trước đây Mỹ cũng đã tổ chức những cuộc gặp như vậy. Tuy nhiên, rõ ràng là cuộc gặp lần này mang tính khiêu khích. Vào ngày 30 tháng Tám, một nhóm gồm 17 nghị sĩ thuộc cả hai chính đảng lớn của Mỹ kêu gọi chính quyền Tổng thống Trump hãy áp đặt các biện pháp trừng phạt chống lại các cán bộ và công ty của Trung Quốc đã vi phạm nhân quyền ở Tân Cương.

Trên thực tế, Mỹ đang gia tăng áp lực chính trị đối với Trung Quốc. Và các đồng minh châu Âu của Hoa Kỳ cũng tham gia chiến dịch này, chuyên gia Alexander Lomanov cho biết:

James Mattis nghi ngờ về khả năng thành lập liên minh quân sự giữa Nga và Trung Quốc

Điều đó cho thấy rõ rằng, những tranh chấp kinh tế không thể giải quyết trong một sớm một chiều có thể rất nhanh chóng leo thang thành xung đột chính trị. Tôi thậm chí không muốn nghĩ tới điều tồi tệ có thể xảy ra nếu tranh chấp kinh tế dẫn đến tranh chấp chính trị — quân sự. Sau khi Donald Trump được bầu làm Tổng thống Mỹ, một số chuyên gia Trung Quốc đã có tinh thần lạc quan bởi vì họ cho rằng, doanh nhân Trump sẽ không quan tâm đến nhân quyền và các vấn đề chính trị, vì vậy Trung Quốc và Mỹ sẽ chỉ nói chuyện về nội dung kinh doanh, thương mại và đầu tư. Thậm chí nếu Trung Quốc phải nhượng bộ một chút, hai nước vẫn sẽ đạt thỏa thuận thực dụng có lợi cho cả hai bên, và mối quan hệ song phương sẽ tăng cường. Bây giờ mọi người thấy rõ rằng, những mơ ước này lại không thành hiện thực. Trump đã đặt ra mục tiêu cản trở Trung Quốc trở thành một cường quốc khoa học và công nghệ toàn cầu trong thập kỷ tới. Trung Quốc không đồng ý với điều đó, vì vậy bây giờ Trump sử dụng bất kỳ lý do để gia tăng áp lực lên Trung Quốc. Trước đây Mỹ đã sử dụng các vấn đề Đài Loan và Biển Đông, bây giờ bắt đầu gây áp lực trực tiếp dưới cái cớ giả tạo dường như Trung Quốc vi phạm quyền dân tộc thiểu số. Vì vậy, tôi sẽ không ngạc nhiên nếu một ngày chính quyền Mỹ trong cuộc đối đầu với Trung Quốc sẽ lại một lần nữa thổi phồng vấn đề Tây Tạng.

Dolkun Isa, chủ tịch của Đại hội Uyghur Thế giới

"Đây là dấu hiệu đáng lo ngại về việc chính sách của phương Tây nhằm kiềm chế và gây áp lực lên Trung Quốc bắt đầu rất nhanh chóng chuyển từ lĩnh vực kinh tế sang chính trị. Tất nhiên, Trung Quốc sẽ không ngồi yên, nhưng, hy vọng những gì đang xảy ra sẽ không dẫn tới cấp độ hết sức nghiêm trọng", — chuyên gia Alexander Lomanov cho biết.

Một nhà phân tích giấu tên của Trung Quốc nhận xét rằng, chiến dịch bảo vệ nhân quyền ở Tân Cương dưới cái cớ giả tạo là một hành động can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc:

Mỹ và CHDCND Triều Tiên sẽ giải quyết vấn đề hạt nhân hóa như thế nào ?

Mỹ thường xuyên can thiệp vào vấn đề Tân Cương ở Trung Quốc. Lập trường của họ về vấn đề Tân Cương luôn có mục đích kích động ly khai dân tộc, gây chia rẽ giữa các dân tộc ở Trung Quốc, can thiệp vào chính sách dân tộc và tôn giáo của Trung Quốc, làm suy yếu Trung Quốc. Vấn đề Biển Đông, cuộc chiến thương mại và cái gọi là vấn đề nhân quyền ở Tân Cương đều là các bộ phận của chiến lược Mỹ đối với Trung Quốc. Những phương pháp can thiệp và hành động khiêu khích của Mỹ chống lại chính sách nội bộ của Trung Quốc có thể được gọi là "các công cụ khác nhau trong một giỏ". Họ xem xét Trung Quốc như một đối thủ chiến lược và sử dụng các công cụ này để kiềm chế Trung Quốc.

Thảo luận