Ý kiến này được các chuyên gia địa phương chia sẻ trong phỏng vấn bởi Sputnik.
Ý tưởng đầu tiên về việc trao đổi như vậy được Trợ lý Đặc biệt của Tổng thống về Ngoại giao và An ninh, Moon Chung-in nêu ra trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình MBC. Theo ông, trong điều kiện Mỹ nhấn mạnh về sự cần thiết phi hạt nhân hóa CHDCND Triều Tiên, và Bắc Triều Tiên ưu tiên vào việc ra được tuyên bố kết thúc chiến tranh, phía Hàn Quốc có nhiều khả năng đề xuất với Bình Nhưỡng kế hoạch song song cùng hướng tới những mục tiêu này.
"Vấn đề không phải ở chỗ Bắc Triều Tiên ngay lập tức phải công khai một danh sách. Thậm chí nếu họ chỉ cần công bố ý định, cam kết tuyên bố sẵn sàng công khai báo các cơ sở hạt nhân, vật liệu, vũ khí và tên lửa đạn đạo hiện có, thì sẽ có thể bắt đầu đàm phán về kết thúc chiến tranh. Tôi tin rằng (kế hoạch này) chủ yếu được phối hợp với Hoa Kỳ", cố vấn cho tổng thống Hàn Quốc nói.
Ông Moon cũng lưu ý ở Hoa Kỳ nhiều người nhầm lẫn tin rằng việc tuyên bố kết thúc chiến tranh sẽ có nghĩa là phá hủy hệ thống duy trì một cuộc đình chiến trên bán đảo Triều Tiên hiện nay. Tuy nhiên, theo ông, trước khi ký kết một hiệp ước hòa bình riêng biệt giữa Washington và Bình Nhưỡng, sẽ tiếp tục duy trì đường giới tuyến quân sự, và Bộ chỉ huy Liên hợp quốc vẫn được dẫn dắt bởi một vị tướng Mỹ.
Quan điểm này được giáo sư của Viện các vấn đề Viễn Đông tại Đại học Tổng hợp Kyungnam Kim Dong-yup chia sẻ.
"Mục đích là để bằng cách nhượng bộ lẫn nhau để tìm ra tiếng nói chung trong yêu cầu của Mỹ giải giáp Bắc Triều Tiên (vũ khí hạt nhân), và tuyên bô về kết thúc chiến tranh, mà CHDCND Triều Tiên đang tìm kiếm, và cuối cùng đi đến những hành động cùng một lúc", chuyên gia nói.
Theo ông, Bắc Triều Tiên để thực hiện bước đột phá kinh tế nhanh chóng, cuối cùng chịu từ bỏ con đường phát triển song song kinh tế và vũ khí hạt nhân, và đã vượt qua điểm không thể quay trở lại trong vấn đề phi hạt nhân hóa.
Được biết trong cuộc hội đàm với đoàn đại biểu Hàn Quốc, Kim Jong-un thậm chí nói rằng ông không có ý định liên kết vấn đề ký kết một hiệp ước hòa bình với Mỹ với việc rút quân Mỹ ra khỏi Hàn Quốc. Nhưng để tiến bộ hơn nữa, ông cần một bầu không khí thích hợp, để ông có thể cảm thấy rằng quyết định của mình về giải trừ hạt nhân là chính xác.
Tuy nhiên, CHDCND Triều Tiên đã bắt đầu tiến hành công việc theo hướng phi hạt nhân hóa.
Giáo sư Park Jong chol tại Đại học Tổng hợp Quốc gia Gyeongsang, người vừa trở về từ một chuyến đi dọc theo biên giới giữa Trung Quốc và Bắc Triều Tiên, nói vơi Sputnik: "ở phía Bắc Triều Tiên có thể nhìn thấy (các tấm áp phích) "chấp hành quyết định của Hội nghị lần thứ 3 (Ủy ban Trung ương Đảng Lao động) khóa 7! ", có nghĩa là việc giải trừ hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Tức là một chiến dịch lớn cho việc phi hạt nhân đã bắt đầu được tiến hành."
Giáo sư cũng lưu ý rằng đặc phái viên Hàn Quốc trong báo cáo về kết quả của chuyến đi cho biết Kim Jong-un thực sự từ bỏ ý định tiến hành thử nghiệm hạt nhân và phóng tên lửa.
"Tuy nhiên, trong điều kiện Mỹ vẫn nghi ngờ về việc trong tương lai vũ khí hạt nhân không hoàn toàn bị loại bỏ, đoàn Hàn Quốc đã phát triển ý tưởng về thực hiện phi hạt nhân hóa và tranh thủ sự ủng hộ của Washington, thuyết phục họ về những nhu cầu của Bình Nhưỡng", chuyên gia cho biết.
Vai trò quan trọng trong điều này có thể do những lời hứa của miền Nam phát triển các dự án kinh tế lớn cùng với miền Bắc. Theo cố vấn của Tổng thống Hàn Quốc, nếu Bắc Triều Tiên có một lập trường hướng tới phi hạt nhân hóa trong tương lai, có thể các biện pháp trừng phạt sẽ được dỡ bỏ một phần, mở đường cho việc thực hiện hợp tác liên Triều.
"Mỹ cũng nhấn mạnh rằng CHDCND Triều Tiên đồng thời cần phải chứng minh lòng tin trong khuôn khổ của (kế hoạch) hành động. Chỉ bằng cách này chúng ta mới có thể xây dựng sự tin tưởng lẫn nhau", ông Chung Jae-heung, phó giám đốc chương trình nghiên cứu tại Viện Sejong, cho biết.
Và có vẻ như Bắc Triều Tiên đã áp dụng logic này, vì vậy trong tương lai gần, chúng ta sẽ thấy các bước mới của Bình Nhưỡng và Washington hướng tới công cuộc giải trừ hạt nhân. Ngay sau khi công bố kết quả chuyến thăm của phái đoàn Hàn Quốc đến Bình Nhưỡng, Tổng thống Mỹ cảm tạ Kim Jong-un về tuyên bố "lòng tin không thể lay chuyển" vào giới lãnh đạo Mỹ. "Chúng tôi sẽ cùng nhau làm điều đó!" — Donald Trump tự tin viết trong tweet của mình. Bây giờ chỉ còn hy vọng là quan điểm của tổng thống Mỹ sẽ không thay đổi nữa.