Việt Nam chọn tổ hợp chống tăng tự hành của Ấn Độ?

Namica là tổ hợp chống tăng tự hành được Ấn Độ chế tạo dựa trên việc kết hợp khung xe chiến đấu bộ binh BMP-2 với tên lửa có điều khiển Nag, theo Báo Đất Việt.
Sputnik

Hiện nay xu hướng trang bị các tổ hợp tên lửa chống tăng tự hành dẫn đường bằng hình ảnh với chức năng "không đường ngắm thẳng" đang là xu thế được nhiều lực lượng vũ trang trên thế giới tin dùng.

Pháo tự hành Việt Nam phát huy sức mạnh với đạn thông minh của Nga

Ưu điểm của vũ khí trên nằm ở tầm bắn rất xa, phương tiện mang phóng nằm ngoài vùng phản công của xe tăng, thiết giáp đối phương, không yêu cầu trinh sát phải tiếp cận đội hình kẻ địch để dẫn đường bằng laser chỉ điểm như các thế hệ tên lửa đời trước.

Những tên lửa chống tăng lắp đầu dẫn quang truyền hình sẽ có một camera kỹ thuật số, hoặc sử dụng đầu dẫn hồng ngoại, nó truyền trực tiếp hình ảnh về bệ phóng thông qua một sợi cáp quang kéo theo để trắc thủ lựa chọn mục tiêu tấn công, mang lại xác suất trúng đích cực cao.

Tiêu biểu cho hệ thống vũ khí trên chính là tên lửa chống tăng Spike NLOS do Tập đoàn công nghiệp quốc phòng IMI của Israel chế tạo, nó đặt trên khung gầm xe jeep việt dã hoặc trực thăng vũ trang, mang lại khả năng diệt tăng từ ngoài 8 km.

​Tổ hợp tên lửa chống tăng tự hành AFT-10 của Trung Quốc

Pháo tự hành với đòn đánh tầm xa của Quân đội Việt Nam
Nhận thấy tính năng ưu việt của phương tiện tác chiến trên, Trung Quốc cũng chế tạo một tổ hợp vũ khí tương tự có tên gọi AFT-10, nó gồm 8 container phóng kiêm ống bảo quản của tên lửa chống tăng HJ-10 đặt trên khung gầm xe chiến đấu bộ binh ZBD-04, mang lại độ cơ động rất tốt.

Trong cuộc duyệt binh hôm 9/9 vừa qua, Quân đội Triều Tiên cũng trình làng một vũ khí tương tự nhưng đặt trên xe thiết giáp bánh lốp M2012. 

Theo đánh giá từ nhiều chuyên gia quân sự, những tổ hợp tên lửa chống tăng tự hành "không đường ngắm thẳng" kiểu này là tương lai của chiến tranh hiện đại, khi mỗi đại đội có thể diệt cả lữ đoàn thiết giáp đối phương trong nháy mắt.

Trên con đường đưa lục quân tiến lên hiện đại, đã có thông tin cho biết Việt Nam quan tâm tới tên lửa chống tăng Spike NLOS của Israel, tuy nhiên thương vụ trên chưa thành công vì còn một số tồn tại như giá thành khá cao hay phương tiện mang phóng chưa thực sự phù hợp.

Cách nâng cấp pháo phòng không tự hành của Việt Nam
Trong khi Nga chưa sản xuất được một vũ khí tương tự thì nên chăng chúng ta có thể tìm tới đối tác cũng rất thân thiết khác là Ấn Độ, khi quốc gia Nam Á này mới đây đã chính thức hoàn thành tất cả các bài thử nghiệm đối với tổ hợp tên lửa chống tăng tự hành Namica.

Tổ hợp Namica sử dụng khung gầm xe chiến đấu bộ binh BMP-2 là loại Việt Nam có trong biên chế, tạo sự thuận tiện cho công tác bảo dưỡng. Trên nóc xe lắp 8 ống phóng tên lửa chống tăng Nag do Ấn Độ tự chế tạo dựa trên các công nghệ học hỏi từ Spike NLOS của Israel, có tầm bắn tối đa 10 km, sử dụng đa dạng các loại đầu dò khác nhau, cho phép bắn ngoài tầm nhìn với phương thức dẫn tương tự Spike NLOS.

Tổ lái xe chiến đấu BMP-2 trong tập trận "Tấn công Suvorov" giữa các đơn vị Quân khu trung tâm, tỉnh Chelyabinsk, Liên bang Nga

Tính năng kỹ chiến thuật của tên lửa Nag theo nhận xét thì không thua kém gì HJ-10 của Trung Quốc trong khi giá thành rẻ hơn Spike NLOS của Israel, với mối quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện thì gần như Việt Nam sẽ không gặp trở ngại nào nếu đặt vấn đề đặt mua tổ hợp tên lửa chống tăng tự hành Namica của Ấn Độ.

Thảo luận