Cậu trò nghèo và vị Chủ tịch nước đáng kính của Việt Nam

"Chủ tịch nước Trần Đại Quang là người hiếu thuận, sống có tình nghĩa trước sau. Dù bận rộn công việc quốc gia, năm nào cũng vậy cứ dịp Tết đến xuân về, học trò cũ đều gửi thiệp, gửi quà chúc mừng thầy", thầy Toàn nhớ lại. Bài viết ý nghĩa về người học trò nghèo ở Ninh Bình đăng trên báo VNExpress và Tiền Phong.
Sputnik

Như nhiều người dân quê nhà Kim Sơn (Ninh Bình), hai ngày nay ông Lê Kim Toàn (80 tuổi) trong tâm trạng buồn, tiếc thương khi nhận tin học trò cũ, Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời.

Thầy chủ nhiệm cấp 3 nói về Chủ tịch nước Trần Đại Quang

Ông Toàn là giáo viên chủ nhiệm ba năm THPT của Chủ tịch nước tại Trường Kim Sơn B (nay là trường THPT Kim Sơn B, huyện Kim Sơn).

Thầy Toàn kể, trưa 21/9, nghe điện thoại người thân thông báo Chủ tịch nước từ trần, ông không tin vào tai mình. "Tôi quá bất ngờ và đau xót vì mất mát lớn này", ông chia sẻ.

Niều năm gắn bó với tuổi thơ của học trò Trần Đại Quang, thầy Toàn bảo dù thời gian lùi xa nhưng trong ông vẫn đầy ắp kỷ niệm. 

Thầy giáo Lê Kim Toàn

"Trong những ngày tháng gian khổ đó, tôi là giáo viên dạy bộ môn Chính trị và làm chủ nhiệm lớp 10B, nơi có học trò Trần Đại Quang. Ngày ấy, các thầy trò vừa lao động sản xuất, vừa chiến đấu và đèn sách", thầy Toàn nói.

Liên Hợp Quốc dành một phút mặc niệm Chủ tịch Trần Đại Quang
Những năm đầu thập niên 1970, chiến tranh ác liệt, trường lớp có lần phải sơ tán về một miếu thờ ở thôn Duy Hòa, xã Ân Hòa, dựng nhà tranh vách đất làm lớp học tạm. Cứ mưa gió lớn là lớp học hư hỏng, thầy trò phải cùng nhau góp tre luồng dựng lại.

"Gia cảnh học trò Quang nghèo khó lại càng vất vả hơn khi cha cậu ấy mất sớm, mấy anh chị em ở cùng mẹ", thầy Toàn nhớ lại.

"Trò Quang dáng mảnh khảnh, vầng trán cao, sớm bộc lộ tư chất thông minh và ham học hỏi từ bé", thầy giáo chia sẻ.

Không chỉ là chủ nhiệm lớp 10B, thầy Toàn còn là giáo viên của cả 6 anh em của Chủ tịch nước. Thương cảm với hoàn cảnh gia đình các em, khi người mẹ một mình nuôi 6 con thơ, thầy đã làm bài thơ động viên bà: 

"Tin rằng sầu sẽ bớt vơi/ Nuôi con khôn lớn nên người mai sau/ Đời bà tần tảo chuối rau/ Nuôi con khôn lớn để sau được nhờ".

Tự hào có học trò làm Chủ tịch nước, thầy Toàn bảo năm nào vào dịp giỗ chạp cũng được mời đến căn nhà ở quê người học trò cũ ăn cỗ.

"Mỗi lần gặp nhau, thầy trò tay bắt mặt mừng, ôn lại kỷ niệm tuổi thơ trong tiếng cười rôm rả", cựu giáo viên kể.

"Chủ tịch nước Trần Đại Quang là người hiếu thuận, sống có tình nghĩa trước sau. Dù bận rộn công việc quốc gia, năm nào cũng vậy cứ dịp Tết đến xuân về, học trò cũ đều gửi thiệp, gửi quà chúc mừng thầy", ông cho hay.

Ông Putin: Chủ tịch Trần Đại Quang có trí tuệ chính trị và là người có tầm nhìn xa
Thầy Toàn nhớ lại, năm 2015 ông lên cơn đau tim cấp, người nhà đưa đến Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). Thấy thủ tục vượt tuyến có phần phức tạp, lo sợ cha tuổi cao sức yếu, con gái ông Toàn đã mạo muội bấm máy gọi cho Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang. 

"Học trò cũ khi ấy đang công tác ở nước ngoài nhưng đã lập tức cho thư ký điện về bệnh viện và nhắn tôi cứ yên tâm điều trị, và còn gửi tôi tiền đóng viện phí", ông Toàn xúc động nói.

Bên cạnh chia sẻ của thầy giáo Lê Kim Toàn, nhiều bạn học cũng dành cho Chủ tịch nước Trần Đại Quang những tình cảm trân trọng.

Vợ chồng thầy Lê Kim Toàn ngắm bức ảnh chụp cùng Chủ tịch nước Trần Đại Quang trong dịp học trò cũ về thăm quê năm 2016.

Chủ tịch Trần Đại Quang mắc bệnh virus hiếm gặp, thế giới chưa có thuốc điều trị
Ông Cao Hoàng Đảng (63 tuổi), hàng xóm và là bạn thuở thiếu thời với Chủ tịch nước kể, dù hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông Trần Đại Quang không bao giờ kêu ca hay nản chí.

"Thuở ấy, chúng tôi ai cũng phải thạo việc đồng áng, chăn trâu cắt cỏ, băm bèo thái rau nuôi lợn, nuôi gà… Anh Quang sớm mồ côi bố nên cuộc sống cực nhọc hơn. Anh ấy cứ đi học về là vứt sách ra đồng, hầu như chẳng có thời gian nghỉ", ông Đảng nhớ lại và chia sẻ tự hào vì xã Quang Thiện có người con đỗ đạt.

Sau thời gian mắc bệnh hiểm nghèo, Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần ở tuổi 62 vào sáng 21/9 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

Ông là giáo sư, tiến sĩ Luật học; Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X; Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI, XII, đại biểu Quốc hội khoá XIII, XIV. Ông làm Bộ trưởng Công an trước khi được bầu làm Chủ tịch nước tháng 4/2016.

Thảo luận