Quân phiệt Nhật Bản một lần nữa đột nhập vào Ấn Độ Dương

Tuần trước, một nhóm tàu chiến Nhật Bản do tàu sân bay trực thăng Kaga dẫn đầu đã tham gia diễn tập quân sự chung với Vương quốc Anh tại Ấn Độ Dương, nhà phân tích của Sputnik Piotr Tsvetov cho biết.
Sputnik

Các tác giả thông tin về sự kiện này phần lớn đều hài lòng ghi nhận rằng cuộc diễn tập là phản ứng trước việc Bắc Kinh gia tăng xây dựng tiềm năng quân sự trong khu vực, và bây giờ người Nhật thực sự hợp tác trong lĩnh vực quân sự không chỉ với Mỹ, mà còn hợp tác với cả Vương quốc Anh.

Tàu sân bay trực thăng Nhật, chiến hạm Anh đi qua Biển Đông
Tất nhiên, người ta có thể coi hoạt động quân sự của Nhật Bản trong đại dương Thái Bình Dương và Ấn Độ hiện nay như nỗ lực để bảo đảm an ninh biên giới và tuyến đường thương mại quan trọng nối Nhật Bản với các nước sản xuất dầu mỏ ở Trung Đông. Nhưng liệu có phải thủy thủ Nhật Bản đã hoạt động quá xa bờ biển bản địa của đất nước hay không? Liệu đây điều đó có vi phạm điều khoản hòa bình của Hiến pháp Nhật Bản, cho phép đất nước mặt trời mọc chỉ có các lực lượng phòng vệ?

Tất nhiên, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe không coi việc quân đội Nhật Bản tham gia cuộc diễn tập xa nhà là vi phạm Hiến pháp. Ông Abe kiên trì theo đuổi đường lối biến lực lượng phòng vệ Nhật Bản thành một lực lượng vũ trang thực sự. Sau tất cả, trong thời thơ ấu của mình, ông nội của ông ta là Nobusuke Kishi, Thủ tướng Nhật Bản năm 1957-1960, từng nói rằng Nhật Bản sẽ không trở thành một quốc gia đầy đủ nếu như không có một quân đội hùng mạnh.

Việt Nam lên tiếng về hoạt động của tàu Anh, Nhật trên Biển Đông
Thật tuyệt vời khi con cháu nhớ tới ông cha và cố gắng hoàn thành di huấn của họ. Nhưng ở đây, chúng ta đâu có nói về việc xây dựng ngôi nhà mới, trồng cây hoặc phát minh loại vắc-xin chống ung thư. Đây là nói về việc phục hồi sức mạnh quân sự của Nhật Bản, biến nó thành một đất nước hiếu chiến có khả năng khuất phục các nước láng giềng bằng sức mạnh vũ khí.

Những người lính Nhật đã từng cố gắng trở thành chủ nhân Ấn Độ Dương. Chẳng hạn, tháng 3 năm 1942, họ đã đổ bộ lên quần đảo Andaman và không chỉ cắt cổ  binh lính quân đội thuộc địa Anh, mà còn tàn sát cả những người dân thường. Cũng cần nhắc lại rằng trong Chiến tranh thế giới thứ Hai, tại Philippines, nơi những ngày này tàu khu trục Nhật Bản Akebono đang hiện diện, lính Nhật Bản đã tiến hành cuộc thảm sát người Hồi giáo ở Mindanao và giết người Mỹ trên đảo Palawan. Chỉ riêng năm 1945, lính Nhật đã giết chết 100.000 dân thường ở Philippines.

Nhật "phản đòn" thái độ hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông
Thật đáng ngạc nhiên là cả London lẫn Washington đều không hề nhớ tới những tội ác này của quân đội Nhật Bản. Mà thế hệ những người lính Nhật Bản hiện tại cũng được nuôi dưỡng trong truyền thống như những người lính đã gây ra tội ác ở châu Á trong Chiến tranh thế giới thứ Hai, và cũng tuân phục luật danh dự samurai như họ.

Bây giờ, cái gọi là "mối đe dọa Trung Quốc" là lý do để quân đội Nhật Bản tăng cường hoạt động quân sự, còn 80 năm trước, nguy cơ đe dọa có tên là "thực dân châu Âu". Nhưng đây cũng chỉ là một cái cớ để thực hiện kế hoạch bành trướng của Tokyo. Nạn nhân khi đó, gần 20 triệu người, không chỉ là người châu Âu, mà còn là người dân bản địa các nước Đông Nam Á.

Mỗi động thái trên con đường quân sự hóa của Nhật Bản đều có thể dẫn đến sự lặp lại những nỗi kinh hoàng thời Chiến tranh thế giới thứ Hai.

Thảo luận