Vì sao Petrolimex bỗng dưng xin dừng Dự án lọc hoá dầu tỷ đô?

Dự án đã kêu gọi đầu tư và là dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư và công nghệ của Nhật Bản, vì thế, cần làm rõ vì sao lại dừng? Báo Đất việt thử lý giải.
Sputnik

Vì sao dừng?

Mới đây, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) có kiến nghị xin dừng thực hiện dự án tổ hợp Lọc hoá dầu Nam Vân Phong (Ninh Hoà, Khánh Hoà) vì lý do năng lực tài chính. Như vậy, dự án Lọc dầu Nam Vân Phong có quy mô 6-7 tỷ USD do Petrolimex làm chủ đầu tư vẫn không có nhiều triển vọng dù đã quyết định bán 8% cổ phần của Petrolimex (khoảng 20 tỷ yên, tương đương 18 triệu USD) cho nhà đầu tư chiến lược JX Nippon Oil & Energy của Nhật Bản.

Ông Nguyễn Xuân Phúc: 'Kiên quyết dừng các dự án không khả thi'

Việc "ông lớn" xăng dầu xin rút khỏi dự án lọc hoá dầu tỷ USD trong bối cảnh đầu năm nay Thủ tướng đã giao Bộ Công Thương xem xét các đề xuất về chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư thực hiện dự án là sự kiện khiến nhiều chuyên gia quan tâm.

Nêu quan điểm về đề xuất trên, ông Trần Viết Ngãi —Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cho rằng cần phải làm rõ nguyên nhân trước khi quyết định có dừng dự án hay không.

Vị chuyên gia nghi ngờ có sự cạnh tranh thiếu sòng phẳng.

Bế tắc dự án nhiệt điện tỷ đô: Do quyết định của nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng?
Ông Ngãi giải thích, Việt Nam vẫn đang phải nhập 60% dầu từ Singapore, phần còn lại đang do hai nhà máy Dung Quất và Nghi Sơn cung cấp. Trong số 60% xăng dầu phải nhập, riêng Petrolimex cũng chiếm tỉ lệ 60% thị phần.

"Đây là dự án đã kêu gọi đầu tư rồi, và là dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư và công nghệ của Nhật Bản, vì thế, phải làm rõ vì sao lại xin dừng?

Không nên vội vàng để làm mất đi nhà đầu tư chiến lược và mất đi cơ hội", ông Ngãi nói.

Vị chuyên gia cho rằng, Chính phủ cùng các cơ quan quản lý liên quan phải nghiên cứu, phân tích cụ thể về tầm quan trọng của dự án, tính hiệu quả của kinh tế đặt trong chiến lược phát triển xăng dầu lâu dài của Việt Nam để quyết định. Nếu nhận thấy dự án có lợi cho chiến lược phát triển xăng dầu trong nước thì cho làm. Nếu bất lợi thì dừng. Không nên vội vàng.

Phải xem xét trách nhiệm đề xuất

Thủ tướng Việt Nam yêu cầu dừng dự án thép Cà Ná
Ngoài ra, ông Trần Viết Ngãi cũng cho rằng, với đề xuất của Petrolimex, thì Chính phủ còn phải xem xét thêm cả trách nhiệm đề xuất xây dựng dự án khi chưa đánh giá đầy đủ các yếu tố khả thi, đặc biệt là công tác huy động vốn cho dự án này.

"Lấy lý do phải tập trung nguồn lực cho dự án khác mà dừng dự án lọc hóa dầu Nam Vân Phong là chưa thuyết phục.

Điều này cho thấy, Petrolimex thiếu chủ động, làm dự án kiểu "ăn may", chờ gọi vốn, chờ đi vay, được thì làm không có vốn thì xin rút. Với một dự án có quy mô vốn lớn như vậy mà thực hiện theo tư duy trên là khó chấp nhận được.

Cần phải giải trình rõ ràng trước đây đã xây dựng đề án như thế nào? Nguồn vốn dự kiến ra sao? Chiến lược huy động vốn thế nào…? Vì sao lại được phê duyệt? Bây giờ được Chính phủ phê duyệt rồi lại xin dừng dự án thì cũng phải giải thích rõ vì sao lại xin dừng?

PVC xin PVN thoái vốn sau khi hoàn thành nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2
Là do trình độ, do không có năng lực huy động vốn hay còn lo ngại bị giảm thị phần nhập khẩu, mất thế độc quyền?

Tôi đề nghị cần phải xem xét trách nhiệm của Petrolimex trong trường hợp này. Trách nhiệm báo cáo, đánh giá tính khả thi của dự án và trách nhiệm với nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Không thể xem như chuyện đùa được", ông Trần Viết Ngãi thẳng thắn.

Vị chuyên gia cho rằng phải làm rõ trách nhiệm liên quan tới vụ việc trên còn thể hiện tính nghiêm khắc, không thể tạo tiền lệ thích là làm, không thích thì thôi được.

Ông Ngãi nói thẳng, động thái của Petrolimex còn làm ảnh hưởng rất lớn tới uy tín của các cơ quan quản lý nhà nước, ảnh hưởng tới quan hệ làm ăn giữa Việt Nam với các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài.

Thảo luận