Ấn Độ có thể trở thành động lực tăng trưởng thế giới, nếu được Trung Quốc hỗ trợ

Ấn Độ đang đuổi kịp Trung Quốc về đầu tư nước ngoài. Trong 9 tháng đầu năm nay, Ấn Độ đã huy động 40,6 tỷ USD, so với 41,6 tỷ USD ở Trung Quốc.
Sputnik

Lý giải điều này, các chuyên gia nói rằng thị trường Trung Quốc đã bão hòa, còn thị trường Ấn Độ vẫn đang trong giai đoạn tăng trưởng nhanh. Liệu điều này có nghĩa là Ấn Độ sẽ gạt Trung Quốc ra ngoài và trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu mới hay không?

Trong nhiều năm qua, các nhà kinh tế xếp Trung Quốc và Ấn Độ ở cùng mức độ phát triển, vì hai nước có nhiều tính năng tương tự. Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước châu Á lớn nhất thế giới về dân số. Cả hai nước đều có nền kinh tế đang phát triển. Đồng thời, cả hai nước bắt đầu theo đuổi chính sách mở cửa thị trường ra với thế giới bên ngoài. Trong con mắt của các nhà đầu tư nước ngoài, thị trường Trung Quốc và Ấn Độ là tương tự. Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi sau năm 2008. Ấn Độ chịu ảnh hưởng nhiều hơn Trung Quốc từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Kể từ đó, Trung Quốc dường như là thị trường đầu tư an toàn hơn và hứa hẹn hơn. Kết quả là, khối lượng tổng đầu tư nước ngoài năm 2014 của Ấn Độ giảm xuống còn 8 tỷ đô la — thấp hơn gần ba lần so với ở Trung Quốc.

Quyết định của Ấn Độ về việc loại bỏ công ty Trung Quốc có ảnh hưởng thế nào?

Có một logic nhất định trong điều này: nền kinh tế Trung Quốc lớn gấp năm lần Ấn Độ. Ngoài ra, tầng lớp trung lưu đang nhanh chóng hình thành ở Trung Quốc, có nghĩa là mức tiêu thụ ngày càng gia tăng. Đây là chỉ số quan trọng nhất cho các nhà đầu tư trong việc đánh giá triển vọng thị trường. Ở Ấn Độ, GDP bình quân đầu người chỉ bằng 22% của Trung Quốc. Ngoài ra, theo Ngân hàng Thế giới, khoảng 5% người dân Ấn Độ sống trong nghèo đói tuyệt đối, trong khi đó ở Trung Quốc tỷ lệ này chỉ chiếm không đến 1% dân số.  Và mặc dù GDP của Ấn Độ đang tăng trưởng nhanh hơn — trong quý đầu năm 2018, GDP tăng trưởng 7,4%/năm, còn ở Trung Quốc tăng 6,5%. Mức tăng trưởng nhanh chóng của Ấn Độ chủ yếu là do hiệu ứng cơ sở thấp.
Dù sao, nền kinh tế Trung Quốc đang ở mức độ phát triển khác. Trả lời phỏng vấn Sputnik, giáo sư Khoa Nghiên cứu Đông Á tại Đại học Delhi, Giáo sư Tiến sĩ Ravni Thakur đã đưa ra nhận định:

"Tôi nghĩ rằng nền kinh tế Ấn Độ và Trung Quốc đang ở các giai đoạn phát triển và tăng trưởng khác nhau, vì vậy họ không thể cạnh tranh với nhau ở cùng một mức độ. Trung Quốc đã chuyển sang chiến lược tăng trưởng thông minh, tập trung vào CNTT và các công nghệ khác. Ấn Độ vẫn đang cố gắng tăng sản xuất đơn giản và tạo thêm nhiều việc làm trong lĩnh vực này."

 Tuy nhiên, năm nay Ấn Độ đã có bước đột phá. Mức đầu tư nước ngoài trong nước tăng 64%. Chỉ riêng Walmart đã đầu tư vào công ty thương mại điện tử Ấn Độ Flipkart số tiền khổng lồ: 16 tỷ USD. Berkshire Hathaway đầu tư 300 triệu USD vào Paytm. Ông Aleksey Kupriyanov, nhà nghiên cứu tại Viện Kinh tế thế giới và Quan hệ Quốc tế Primakov, nói với Sputnik rằng sự tăng trưởng sức hấp dẫn đầu tư của Ấn Độ gắn liền với chính sách kinh tế thành công trong nước:

"Sự tăng trưởng nhanh chóng đầu tư vàoẤn Độ là kết quả chính sách của Thủ tướng Narendra Modi, nhằm thu hút nguồn vốn từ nước ngoài để tài trợ cho một bước đột phá kinh tế trong khuôn khổ chiến lược "Ấn Độ xuấtsắc-2022". Đây là xu hướng sẽ tồn tại trong ít nhất vài năm."

Các cải cách của ông Narendra Modi chủ yếu nhằm cải thiện lĩnh vực kinh tế và xã hội. Cho đến năm 2009, một nửa dân số Ấn Độ không có giấy tờ tùy thân. Vấn đề này một phần liên quan đến một vấn đề khác ở Ấn Độ — khoản tiền mặt vô cùng lớn trong nền kinh tế và sự tồn tại của kinh tế đen. Ông Modi bắt đầu giải quyết cả hai vấn đề. Năm 2009, hệ thống nhận diện công dân Aadhaar được áp dụng trong nước. Theo hệ thống này, người dân được chỉ định số nhận dạng cá nhân duy nhất bao gồm 12 chữ số. Tính đến đầu năm 2016, đã có 95% dân số trong nước có ID Aadhaar. Ngoài ra, trong năm 2016 đã áp dụng hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt. Các đồng tiền mệnh giá 500 và 1000 rupee bị buộc phải rút khỏi lưu thông. Theo kết quả cải cách này, 85% tổng số tiền mặt đã được thu hồi. Một mặt, như nhiều nhà kinh tế nhận xét, cải cách là nhằm chống khu vực kinh tế đen hoạt động trong bóng tối và tội phạm có tổ chức, vốn thích sử dụng đồng tiền mệnh giá lớn. Mặt khác, việc chuyển đổi sang hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt giúp cho mọi giao dịch trở nên minh bạch hơn

Hợp lý hóa hệ thống tài chính của đất nước, tạo điều kiện cho phần lớn dân số tiếp cận các dịch vụ tài chính và xã hội cơ bản đã làm cho Ấn Độ hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư. Hơn nữa, trong điều kiện suy thoái kinh tế của Trung Quốc do mâu thuẫn thương mại với Hoa Kỳ, thị trường Ấn Độ có thể là một điểm tăng trưởng mới. Tuy nhiên, không nên cho rằng Ấn Độ sẽ gạt Trung Quốc ra ngoài. Thay vào đó, hai nước sẽ cùng nhau đóng góp vào sự tăng trưởng GDP toàn cầu. Giáo sư Ravni Thakur nói:

Trung Quốc và Ấn Độ đang cạnh tranh trong cuộc chiến chống tham nhũng

"Tất nhiên, Ấn Độ có tiềm năng lớn và có mô hình tăng trưởng hữu cơ hơn so với Trung Quốc. Do đó, đất nước trở nên hấp dẫn đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài dài hạn, đặc biệt là trong phát triển cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, bảnthânFDI không xác định hệ sinh thái kinh tế. Mặtkhác, lệnh trừng phạt của Mỹ và cuộc chiến thương mại không có lợi cho Trung Quốc trong ngắn hạn. Tuy nhiên, về lâu dài, điều này sẽ buộc Trung Quốc phải tái cấu trúc nền kinh tế và trởnêncạnh tranh hơn."

Hơn nữa, ở nhiều khía cạnh, mức tăng trưởng của Ấn Độ sẽ phụ thuộc vào cách hợp tác với Trung Quốc, ông Aleksey Kupriyanov ghi nhận.

"TriểnvọngẤn Đlà mộttrongnhững độnglựcthúc đẩytăngtrưởngkinhtếtoàncầu (ngangbằngvớiTrungQuốc, chứkhôngphảithaythếnó) chỉcó thể đượcthảoluậnsaukhicó thểbiếtmộtcáchrõ ràng, liệuchiếnlượckinhtếcủaôngNarendraModicó hiệuquảhaykhông. Điều này, đến lượt nó, lại phụ thuộc vào một loạt các yếu tố, bao gồm cả việc liệu Trung Quốc có sẵn sàng đầu tư vào Ấn Độ hay không."

Cho đến nay, Trung Quốc đang tích cực đầu tư vào Ấn Độ. Đặc biệt là sau khi đất nước thực hiện cải cách tiền tệ và bắt đầu chuyển sang thanh toán không dùng tiền mặt. Trung Quốc đã tạo ra hệ thống thanh toán di động lớn nhất thế giới, khối lượng thị trường năm ngoái đạt 18 nghìn tỷ USD. Các công ty công nghệ Trung Quốc bây giờ muốn áp dụng kinh nghiệm của họ ở Ấn Độ. Alibaba đã trở thành một trong những nhà đầu tư lớn nhất của Paytm. Tencent đầu tư vào Hike. Ctrip đầu tư vào MakeMyTrip của Ấn Độ. Các khởi đầu công nghệ từ 5-7 năm trước đã góp phần đáng kể cho tăng trưởng kinh tế Trung Quốc. Bây giờ, mô hình tương tự đang phát triển ở Ấn Độ. Nếu xu hướng này tiếp tục, đất nước sẽ được hưởng lợi từ kinh nghiệm của Trung Quốc lẫn tiền của Trung Quốc.

Thảo luận