Quyết định của Ấn Độ về việc loại bỏ công ty Trung Quốc có ảnh hưởng thế nào?

© AP Photo / Mark Schiefelbein, FileHuawei
Huawei - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ấn Độ công bố loại trừ các công ty Trung Quốc ZTE và Huawei ra khỏi việc tham gia phát triển mạng 5G. Trước đó, vì lý do an ninh, Mỹ và Úc đã công bố các hạn chế hai công ty này trên thị trường. Quyết định của Delhi sẽ ảnh hưởng đến sự hợp tác Trung Quốc - Ấn Độ như thế nào?

Bình luận về chủ đề này — Phó Giám đốc Viện Châu Á — Phi của Đại học Tổng hợp Moskva Andrei Karneev.

chip Kirin 980 - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc phát triển các ngành thay thế nhập khẩu

Chính phủ Ấn Độ có kế hoạch thử nghiệm sử dụng mạng 5G tới đầu năm 2019 và đến năm 2020 triển khai đầy đủ mạng điện thoại thế hệ mới. Điều này mở ra khả năng thu hút nhiều công nghệ từ Trung Quốc, vì nước này có tiềm năng cần thiết để trở thành nhà cung cấp thiết bị mạng 5G hàng đầu trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, trái với kỳ vọng, Bộ Viễn thông Ấn Độ đã loại trừ Huawei và ZTE ra khỏi danh sách các công ty được phép xây dựng mạng 5G trong nước.

Quyết định này càng đáng ngạc nhiên hơn so với những bước tiến gần đây cải thiện quan hệ Trung — Ấn. Các thỏa thuận phát triển hợp tác trong nhiều lĩnh vực đã được Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đồng tình tại cuộc gặp tại Vũ Hán vào tháng Tư. Cùng lúc đó, hai nhà lãnh đạo đã thảo luận các biện pháp nhằm nâng cao sự tin tưởng lẫn nhau, tránh lặp lại bất kỳ tình huống nguy hiểm nào như cuộc xung đột trên cao nguyên Doklam trong năm ngoái. Một bước tiến quan trọng trong việc xich lại gần nhau giữa hai nước trong lĩnh vực quân sự và an ninh là chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Wei Fenhe đến New Delhi. Trong cuộc gặp gỡ với các tướng Trung Quốc, Narendra Modi nói rằng Ấn Độ và Trung Quốc có những khác biệt tồn tại giữa họ, và "với sự nhạy cảm và trưởng thành" cần ngăn chặn chúng chuyển biến thành một cuộc tranh cãi.

© AP Photo / Mark SchiefelbeinHuawei
Huawei  - Sputnik Việt Nam
Huawei
ZTE - Sputnik Việt Nam
Mỹ muốn trừng phạt Trung Quốc vì bước nhảy vọt trong công nghệ cao

Trong khi đó, quyết định mới đây của Chính phủ Ấn Độ cho thấy vẫn còn có những nghi ngờ trong chiến lược của hai bên, bất chấp sự tiến bộ trong quan hệ quan hệ Trung — Ấn sau hội nghị thượng đỉnh giữa Tập Cận Bình và Narendra Modi ở Vũ Hán. Chính phủ Ấn Độ theo gương của Hoa Kỳ và Úc, đã hạn chế sự tham gia của các nhà sản xuất Trung Quốc vào việc phát triển cơ sở hạ tầng ở cấp nhà nước. Vào tháng Tám năm 2018, các nhà phát triển Trung Quốc đã bị cấm tham gia xây dựng mạng 5G ở Úc và Mỹ. Vương quốc Anh cũng phát hiện một số "thiếu sót" trong công việc của Huawei và trì hoãn việc ký kết hợp đồng. Theo báo chí Ấn Độ, hầu hết lý do cho việc từ chối các công ty dịch vụ viễn thông khổng lồ của Trung Quốc là mối quan tâm đến an ninh, mặc dù chính phủ Ấn Độ không nêu lên lý do và cho đến nay kiềm chế bình luận chi tiết. Tuy nhiên, New Delhi đã đồng ý triển khai mạng 5G từ các công ty như Cisco, Samsung, Ericsson và Nokia như một phần của chương trình cấp chính phủ.

Hậu quả của quyết định này có thể có bản chất lâu dài. Ấn Độ rõ ràng đang cố gắng cân bằng giữa Trung Quốc và phương Tây, và vì sự suy giảm quan hệ Trung — Mỹ, Washington có thêm động cơ thúc đẩy mối quan hệ với New Delhi. Do đó Ấn Độ đang trở thành nơi Trung Quốc, Mỹ cạnh tranh gay gắt, và sự việc với mạng 5G là một chỉ báo về một xu hướng lớn hơn — nỗ lực của Mỹ và các đồng minh kéo Ấn Độ đứng về phía mình, đẩy Trung Quốc ra khỏi những lĩnh vực mà họ có một lợi thế rõ ràng.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала