" Ở thời điểm hiện tại, khoa học phát hiện ra khoảng 19 nghìn tiểu hành tinh có thể tiến gần tới quỹ đạo của Trái đất. Quỹ đạo được tính cho từng đối tượng và xác suất va chạm được tính toán là trong vòng hơn 100 năm tới. Mỗi ngày lại phát hiện ra những tiểu hành tinh mới đang tiến gần tới Trái đất, và các nhà khoa học tiến hành việc tính toán quỹ đạo cũng như xác suất va chạm với Trái đất. Như vậy, các nhà khoa học biết gần hết các tiểu hành tinh cần Trái đất có kích thước hơn 1 km và có khả năng gây ra thảm họa toàn cầu. Kết quả lập mô hình toán học cho chuyển động của các tiểu hành tinh cỡ lớn cho thấy, trong vài trăm năm tới, không có mối nguy của việc Trái đất va chạm với các đối tượng trên đây"- ông Bisikalo nói trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik.
Ông lưu ý rằng, các nhà thiên văn học có ít kiến thức hơn về các tiểu hành tinh có kích thước nhỏ hơn 1 km, vì số lượng của chúng rất nhiều. Các nhà khoa học biết không quá 10% số lượng các tiểu hành tinh gần trái đất có kích thước từ 100 mét, còn lượng tiểu hành tinh có kích thước 20-30 mét các nhà thiên văn học chỉ biết được khoảng 1-2%.
"Ví dụ, thiên thạch Chelyabinsk được tìm ra không lâu thuộc loại tiểu hành tinh có kích thước khoảng 20-30 mét. Nếu khi rơi, góc nghiêng của nó thay đổi một chút thì điều này có thể dẫn đến thảm họa nghiêm trọng trong khu vực. Vì vậy, nguy cơ rơi của các tiểu hành tinh sao chổi là mối đe dọa thực sự, và nếu chúng ta nghiên cứu hiện tượng này thì sẽ có thể tránh thương vong và thiệt hại nghiêm trọng", ông Bisikalo nói thêm.