Thiên thể sẽ bay đến phía hành tinh của chúng ta ở khoảng cách 38 triệu km, tức là bằng chừng ¼ cự ly từ Trái đất đến Mặt trời.
Tiểu hành tinh lạ thường lần đầu tiên lọt vào tầm chú ý của các nhà khoa học hồi mùa thu năm 2015. Khi đó, thiên thể này bay ngang qua Trái đất ngày 31 tháng 10, vì thế nó có tên gọi là "tiểu hành tinh Halloween".
Thiên thể tiếp cận hành tinh chúng ta ở khoảng cách 486 nghìn km, và các nhà thiên văn học đã xoay xở chụp được vài bức ảnh "cái đầu lâu" bay: có thể thấy trán, cằm, hốc mắt và khoang mũi.
2015 TB145 còn có đặc tính khác — theo quan điểm của các nhà nghiên cứu NASA, nó là một sao chổi chết. Điều này thể hiện qua quỹ đạo thuôn dài và vận tốc của vật thể vũ trụ. Xét theo mọi điều thì rõ ràng là sao chổi đã bị mất "đuôi" do thường xuyên xích gần Mặt trời. Một điểm khác biệt nữa của tiểu hành tinh "đầu lâu" là màu sắc của nó. Thiên thể này hầu như hoàn toàn đen, nó "nuốt chửng" 94% ánh sáng rơi vào nó.