Nhà hát. Xây hay không xây?

“Trước hết Thủ Thiêm hiện nay đang là vùng đất nóng. Rất nóng, đang thu hút sự quan tâm của xã hội về chuyện người dân Thủ Thiêm bị mất đất, mất nhà vì những quy hoạch sai mà Thanh tra Chính phủ đã và đang chỉ ra. Thành phố chưa sửa sai bỗng đưa ra quyết định xây Nhà hát lớn tại Thủ Thiêm trên chính mảnh đất đang rất nóng đó thật là “quan ngại!”
Sputnik

"1500 tỷ là con số quá lớn để chi cho một thứ "phù phiếm" như nhà hát, trong khi thành phố còn đang rất thiếu và yếu về cơ sở hạ tầng, trường học, bệnh viện cũng như muôn vàn vấn đề bức thiết khác cần giải quyết".

"Tôi cho rằng, trường học thuộc giáo dục, bệnh viện thuộc y tế, nhà hát thuộc văn hóa; cả 3 lĩnh vực ấy đều thiết yếu với bất cứ quốc gia nào, cần phải đầu tư để cùng phát triển. Không vì lí do giáo dục và ý tế đang còn nhiều vấn đề, mà văn hóa phải lùi lại phía sau để nhường cho hai lĩnh vực kia. Xã hội văn minh là khi con người được đảm bảo cả tinh thần, trí tuệ và sức khỏe. Chỉ khi làm được như vậy, chúng ta mới có được cuộc sống tốt hơn trong tương lai".

Trên đây là những ý kiến điển hình về một vấn đề đang được tranh cãi nảy lửa ở Việt Nam, liên quan tới việc  Hội đồng Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh  ngày 8/10 đã thông qua chủ trương đầu tư dự án công nhóm A với công trình Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ kịch. Theo ông Lê Thanh Liêm, Phó chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh, dự án với kinh phí dự kiến 1.508 tỷ đồng lấy từ nguồn thu bán đấu giá khu đất 23 Lê Duẩn (quận 1), triển khai tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2). Nhà hát có quy mô 1.700 chỗ, gồm hai khán phòng lớn và nhỏ. Thời gian thực hiện trong giai đoạn 2018-2022, chủ đầu tư là Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình thuộc Sở Văn hóa — Thể thao.

Việc Nhà hát này sẽ được xây dựng ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm đang kiến dân tình dậy sóng.

Sao phải vội vã? Nhà hát nghìn tỷ ở Thủ Thiêm và việc minh bạch với dân

"Trước hết Thủ Thiêm hiện nay đang là vùng đất nóng. Rất nóng, đang thu hút sự quan tâm của xã hội về chuyện người dân Thủ Thiêm bị mất đất, mất nhà vì những quy hoạch sai mà Thanh tra Chính phủ đã và đang chỉ ra. Thành phố chưa sửa sai bỗng đưa ra quyết định xây Nhà hát lớn tại Thủ Thiêm trên chính mảnh đất đang rất nóng đó thật là " quan ngại!" (từ mà các nhà ngoại giao Việt Nam hay dùng) cho nên biết nói gì bây giờ cho phải?», — Bà Nguyễn Thị Hồng Ngát, nhà thơ, nhà biên kịch điện ảnh, hiện là Phó Chủ tịch Thường trực Hội Điện ảnh Việt Nam phát biểu với Sputnik.

"Theo tôi việc đất nước ngày một giàu có, nhất là TP Hồ Chí Minh, việc nghĩ đến xây Nhà hát lớn là hoan nghênh. Song, trước khi xây Nhà hát, TP nên trang trải, giải quyết dứt điểm, đền bù dứt điểm những thiệt thòi, khổ sở mà bà con Thủ Thiêm mươi năm nay phải chịu đựng, phải đi kêu cầu ở khắp mọi nơi đi đã,… Nếu Nhà hát xây ở địa điểm khác thì chắc không bị phản đối dữ dội thế. Vì nghe nói ý tưởng xây Nhà hát hiện đại, to, rộng TP có từ lâu lắm rồi. Trớ trêu là lần này lại đặt ở Thủ Thiêm — nơi đang có rất nhiều vấn đề về đất đai — khiến nhiều người nghĩ sai về mục đích, — Bà Nguyễn Thị Hồng Ngát chia sẻ những suy nghĩ của mình với Sputnik.

Có ý kiến cho rằng việc xây nhà hát cũng cần thiết như bệnh viện, trường học, nhưng vấn đề thời điểm rất quan trọng.

"Bất cứ công trình nào cũng cần thiết bởi cái gì cũng thiếu… nhưng trong hoàn cảnh này thì không nên xây nhà hát vì có nhiều vấn đề nhạy cảm, — Nghệ sĩ ưu tú Trần Đức nói với Sputnik.

"Các thành phố lớn nói chung nên có Nhà hát lớn thật đẹp, thật hiện đại — không chỉ là một công trình kiến trúc tuyệt mỹ để lại cho muôn đời sau mà nó còn là nơi giao thoa văn hoá nghệ thuật  trong nước và quốc tế. Mong muốn và hy vọng là vậy nhưng  khi có điều kiện thực hiện cần thận trọng. Cần lựa chọn kiến trúc đẹp nhất, tiện lợi nhất, lựa chọn nhà xây dựng có  tâm và có chuyên môn nhất  để tránh những điều đáng tiếc xảy ra trong xây dựng mà nhiều công trình lớn đã phạm phải. Đi đôi với việc xây Nhà hát Nhà nước cần quan tâm hơn tới sự quá tải của các bệnh viện lớn, quan tâm xây trường học cho trẻ em nhất là các cháu ở vùng sâu vùng xa.

Nhà hát 1.508 tỷ vì dân: Sao không lấy ý kiến dân?

Các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa đều phải được quan tâm đúng mức. Trong điều kiện kinh tế chưa đủ lực thì ưu tiên xây bệnh viện, trường học trước. Cứu chữa người (y tế)  và dạy trẻ (giáo dục) cấp bách, thiết thực hơn. Đó là ý kiến cá nhân tôi ", — Bà Nguyễn Thị Hồng Ngát tiếp tục chia sẻ với Sputnik.

Ý kiến trên của bà Nguyễn Thị Hồng Ngát cũng gần như quan điểm sau của nhiều người. Họ cho rằng "1500 tỉ là con số quá lớn để chi cho một thứ "phù phiếm" như nhà hát, trong khi thành phố còn đang rất thiếu và yếu về cơ sở hạ tầng, trường học, bệnh viện cũng như muôn vàn vấn đề bức thiết khác cần giải quyết".

Đập lại quan điểm trên là một lưồng ý kiến khác với những lập luận không kém phần chắc chắn.

Facebooker Lương Vũ Hải viết:

"Những vấn đề xã hội bức thiết không bao giờ hết, và nếu chỉ tập trung giải quyết nó mà bỏ qua việc đầu tư cho văn hóa thì là một sự phát triển vô cùng lệch lạc. Thêm nữa, thành phố không chỉ chi 1500 tỷ cho nhà hát, google vài giây là cho kết quả hàng chục dự án hạ tầng, bệnh viện, trường học mà thành phố đang triển khai, mỗi cái đều tầm từ vài nghìn tỉ đến hàng chục nghìn tỷ cả".

Còn Facebooker BS. Trần Văn Phúc thì lập luận:

"Tôi cho rằng, trường học thuộc giáo dục, bệnh viện thuộc y tế, nhà hát thuộc văn hóa; cả 3 lĩnh vực ấy đều thiết yếu với bất cứ quốc gia nào, cần phải đầu tư để cùng phát triển. Không vì lí do giáo dục và ý tế đang còn nhiều vấn đề, mà văn hóa phải lùi lại phía sau dể nhường cho 2 lĩnh vực kia. Xã hội văn minh là khi con người được đảm bảo cả tinh thần, trí tuệ và sức khỏe. Chỉ khi làm được như vậy, chúng ta mới có được cuộc sống tốt hơn trong tương lai.

Quan điểm của tôi trong câu chuyện xây nhà hát ở Thủ Thiêm, đôi mắt của mỗi người chúng ta phải đủ tinh rõ, không chỉ tập trung vào thực tế, mà phải biết ngước nhìn lên".

Cơn sóng tranh luận xung quanh dự án xây Nhà hát hơn 1500 tỷ đồng tại khu đất Thủ Thiêm vẫn chưa dịu. Người Việt có tâm huyết với những vấn đề xã hội, văn hóa của đất nước vẫn tiếp tục tranh luận. Song song với những ý kiến mang tính xây dựng, thì một số người xem đề tài này là "mảnh đất màu mỡ" để dẫn dắt và định hướng dư luận. Không ít người trong số họ thuộc giới trí thức, có học.

Nhà hát giao hưởng, opera chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống xã hội ở các thành phố có lịch sử lâu đời và cả các thành phố hiện đại. Trong lịch sử của nhiều quốc gia, các nhà hát được xây dựng với mục đích trở thành biểu tượng đặc trưng gắn với thành phố, đô thị và thậm chí là quốc gia đó.

TP.HCM chủ trương xây nhà hát 1.500 tỷ: "Đáng lẽ phải có từ lâu rồi!"

Trong kiến trúc hiện đại, các nhà hát giao hưởng opera, vũ kịch được xây dựng thành tổ hợp đa năng. Đó vừa là không gian nghệ thuật hàn lâm, vừa là nơi tổ chức các sự kiện trang trọng, đồng thời cũng là điểm nhấn của đô thị, biểu tượng của quốc gia.

Hiện nay, cùng với cuộc tranh luận dậy sóng "xây hay không xây nhà hát hơn 1500 tỷ" có một số thông tin về những phương án xây nhà hát này như thế nào. Theo một số nguồn tin người ta đang xem xét một trong những phương án xây nhà hát này theo kiểu Nhà hát lớn tại Moskva — thánh đường nghệ thuật của nước Nga.

"Nhà hát Lớn ở Nga thật tuyệt vời. Nếu xây được như vậy thì thì quá tốt. Nhưng bản thân tôi cũng chưa nghe nói thành phố Hồ Chí Minh chọn hình mẫu Nhà hát nào", - Bà Nguyễn Thị Hồng Ngát, nhà thơ, nhà biên kịch điện ảnh, hiện là Phó Chủ tịch Thường trực Hội Điện ảnh Việt Nam, cựu sinh viên VGIK nói với Sputnik.

Xây hay không xây nhà hát? Chính hai cái từ "Thủ Thiêm" trong dự án xây dựng nhà hát của thành phố Hồ Chí Minh đã dẫn tới cuộc tranh luận nảy lửa hiện nay. Và đương nhiên là thời điểm thông qua dự án, khi "cơn nóng" ở Thủ Thiêm vẫn chưa dịu.

Xây hay không xây nhà hát? Người viết bài này luôn mong muốn Việt Nam có thêm nhiều trường học, bệnh viện, và cả nhà hát. Và cũng nghĩ như facebooker BS. Trần Văn Phúc"đôi mắt của mỗi người chúng ta phải đủ tinh rõ, không chỉ tập trung vào thực tế, mà phải biết ngước nhìn lên".

Thảo luận