Không được tín nhiệm thì nên từ chức

Phó trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ông Lưu Bình Nhưỡng, cho rằng nếu cán bộ cấp cao không còn gương mẫu, không hoàn thành nhiệm vụ, không có phẩm chất tốt thì nên từ nhiệm, từ chức, báo NLĐ cho hay.
Sputnik

Phóng viên: Thưa ông, tại kỳ họp thứ 6 này, Quốc hội (QH) sẽ lấy phiếu tín nhiệm đối với 48 người giữ các chức danh do QH bầu hoặc phê chuẩn. Việc này có ý nghĩa như thế nào trong hoạt động của QH?

Văn hóa từ chức ở Việt Nam: "Sự dũng cảm khổng lồ" và nỗi nhục lớn nhất trước khi ra tòa

- Ông LƯU BÌNH NHƯỠNG: Mục đích của việc lấy phiếu tín nhiệm rất rõ ràng, đó là kiểm tra lại mức độ tín nhiệm của các vị lãnh đạo thuộc diện do QH bầu hoặc phê chuẩn, trong đó có những chức danh rất quan trọng, như: Chủ tịch QH, Ủy viên Ủy ban thường vụ QH, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Chánh án TAND Tối cao…

Việc lấy phiếu này để khẳng định mức độ tín nhiệm nhưng đây là mức độ tín nhiệm của QH chứ không phải mức độ tín nhiệm của nhân dân. Đây chỉ là tín nhiệm của các đại biểu của nhân dân. Ngoài ra, công tác này là lấy phiếu tín nhiệm chứ không phải bỏ phiếu tín nhiệm. Hai quy trình này hoàn toàn khác nhau.

Theo Nghị quyết 85, người được lấy phiếu tín nhiệm nếu có quá nửa tổng số đại biểu QH đánh giá "tín nhiệm thấp" thì có thể xin từ chức. Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ 2/3 tổng số đại biểu QH trở lên đánh giá "tín nhiệm thấp" thì Ủy ban Thường vụ QH trình QH bỏ phiếu tín nhiệm.

Ủy viên Bộ Chính trị của Việt Nam nên chủ động từ chức khi không đủ uy tín?
Chúng tôi phải nghiên cứu báo cáo của các vị trong diện được lấy phiếu tín nhiệm. Hiện chúng tôi đã được Tổng Thư ký QH gửi những báo cáo này. Tuy nhiên, đại biểu QH không chỉ xem xét dựa trên báo cáo mà còn dựa vào nhiều bình diện khác để đánh giá một cách khách quan, toàn diện, thực chất. Ví dụ để đánh giá, cần phải xem mức độ hoàn thành nhiệm vụ của họ như thế nào, với Chính phủ thì việc thực hiện các nghị quyết của QH đến đâu, với các thành viên Chính phủ thì phải xem họ thực hiện lời hứa với cử tri, nhân dân cả nước ra sao? Nhân dân và dư luận đánh giá về vị đó như thế nào?…

QH đã 2 lần lấy phiếu tín nhiệm vào năm 2013 và 2014 — tức mỗi năm một lần. Từ khi Nghị quyết 85 ra đời, mỗi nhiệm kỳ chỉ lấy phiếu tín nhiệm một lần liệu có quá dài?

— Theo tôi, lấy phiếu tín nhiệm nên tiến hành hằng năm. Quy định như hiện nay không bảo đảm bởi có thể có vị ở thời điểm này chưa bộc lộ nhưng thời điểm khác lại bộc lộ thì sao?

Như xát muối vào nỗi đau:"Đừng xin lỗi chúng tôi nữa!"
Kế đến, nếu vị nào đó trong quá trình thực hiện nhiệm vụ mà dư luận thấy "có vấn đề" thì cần phải xem xét lấy phiếu tín nhiệm ngay, bởi mọi người nắm hết thông tin rồi, báo chí nêu rồi hoặc Đảng đã xử lý rồi… Tôi cho rằng cần nghiên cứu để sửa đổi lại việc lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm.

Ngoài ra, lấy phiếu tín nhiệm chỉ nên có 2 mức: "tín nhiệm cao" và "tín nhiệm thấp" chứ không có thêm mức "tín nhiệm". Ở nước khác, người ta còn có cả "bất tín nhiệm". Nếu vị nào đó có vấn đề, đưa ra bỏ phiếu "bất tín nhiệm" luôn, vượt qua được "cửa ải" này thì an toàn, còn không thì mất chức.

Chúng ta nên tiếp tục nghiên cứu, xây dựng văn hóa từ chức, từ nhiệm. Nếu anh thực sự không còn gương mẫu, không hoàn thành nhiệm vụ, không có phẩm chất để ngồi vào những vị trí lãnh đạo thì nên từ nhiệm, từ chức. Tránh trường hợp bị xử lý kỷ luật rồi mới từ nhiệm, từ chức thì người ta gọi đó là "chạy làng", "bỏ của chạy lấy người".

Trong 2 lần lấy phiếu tín nhiệm trước đây, chưa có vị nào bị đánh giá "tín nhiệm thấp" từ 50% trở lên hay phải bỏ phiếu tín nhiệm.

'Tài năng như Bộ trưởng mà không dám từ chức?'
- Tôi nghĩ rằng những vị được lấy phiếu tín nhiệm dù chỉ rớt một tỉ lệ phiếu nhất định đều phải trăn trở, suy nghĩ. Đừng cho rằng kết quả như thế là an toàn bởi đây chỉ là an toàn về mặt pháp lý. Còn trước nhân dân và cử tri là câu chuyện khác bởi họ hoàn toàn có thể đánh giá được vị đó là người thế nào.

Trước kỳ họp này, cử tri quan tâm và gửi gắm những điều gì nhất đến ông cũng như các vị đại biểu khác nhất?

— Cử tri rất đồng tình, phấn khởi khi Tổng Bí thư đã chỉ đạo và nhà nước chúng ta đã thực hiện một trong những chính sách rất quan trọng là cho "củi vào lò". Nhưng hiện nay vẫn có rất nhiều quan chức khác đang có dấu hiệu tham nhũng, lợi ích nhóm, hành dân…

Vấn đề tham nhũng hiện nay được cử tri và nhân dân cả nước quan tâm nhất, coi đấy là một mặt trận và nếu Đảng, nhà nước không làm tốt, tiếp tục để một số quan chức tham nhũng sẽ dần làm xói mòn niềm tin của cử tri và nhân dân.

Thông qua 9 dự án luật

'Người đứng đầu để tham nhũng phải từ chức đi chứ'
Sáng nay, 22-10, kỳ họp thứ 6, QH khóa XIV sẽ khai mạc trọng thể tại Nhà QH, thủ đô Hà Nội.

Tổng Thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc cho biết tại kỳ họp này, lần đầu tiên QH yêu cầu Chính phủ báo cáo kết quả 3 năm triển khai thực hiện các nghị quyết của QH về phát triển kinh tế — xã hội, cơ cấu lại nền kinh tế, về tài chính quốc gia, đầu tư công trung hạn, từ đó xem xét, tìm ra vướng mắc, góp phần hoàn thành mục tiêu Nghị quyết đề ra trong giai đoạn 2016-2020.

Tại kỳ họp này, QH sẽ bầu Chủ tịch nước ngay những ngày đầu kỳ họp. QH cũng xem xét, phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đối với ông Trương Minh Tuấn; phê chuẩn việc bổ nhiệm chức vụ bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. Một nội dung quan trọng khác được dư luận quan tâm theo dõi là QH sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với 48 người giữ các chức vụ do QH bầu hoặc phê chuẩn.

Trong 24 ngày làm việc, tại kỳ họp này, QH dành khoảng 9 ngày rưỡi để thảo luận, xem xét, thông qua 9 dự án luật; 1 dự thảo nghị quyết và cho ý kiến về 6 dự án luật khác.

Thảo luận