Vì sao Bộ trưởng Nhạ và Bộ trưởng Thể có nhiều phiếu tín nhiệm thấp?

“Yêu cầu của xã hội đối với phát triển lĩnh vực giao thông và giáo dục rất cao. Cụ thể, đường sá phải được mở mang, giao thông phải bớt ùn tắc. Đồng thời, chất lượng giáo dục phải nâng cao, đổi mới giáo dục phải diễn ra mạnh mẽ hơn…”, theo Báo Pháp luật TP.HCM.
Sputnik

“Yêu cầu của xã hội đối với phát triển lĩnh vực giao thông và giáo dục rất cao. Cụ thể, đường sá phải được mở mang, giao thông phải bớt ùn tắc. Đồng thời, chất lượng giáo dục phải nâng cao, đổi mới giáo dục phải diễn ra mạnh mẽ hơn…”.

Đó là những chia sẻ của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Phạm Tất Thắng, sau kết quả bỏ phiếu tín nhiệm đối với 48 chức danh.

Quốc hội Việt Nam công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm: Có kết quả bất ngờ?

Đòi hỏi cao, nguồn lực hạn chế

Tuy nhiên, trong bối cảnh nguồn lực hạn chế, tôi cho đây là áp lực rất nặng nề của những bộ này. Trong thực tế, cũng có lý do khách quan, sự việc khách quan xảy ra trong thời gian qua đã ảnh hưởng, tác động đến việc nhìn nhận, đánh giá của đại biểu (ĐB).

Phóng viên: Với nhiều khó khăn như vậy, số phiếu có thiệt thòi cho các bộ trưởng không?

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Phạm Tất Thắng

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ có buồn?
Ông Phạm Tất Thắng: Cũng có thiệt thòi nhất định vì hai bộ này phải hoàn thành một công việc với yêu cầu rất cao, trong khi đó cơ chế rồi nguồn lực có hạn. Giải quyết mâu thuẫn đó không chỉ là vai trò của các tư lệnh ngành mà còn cả bộ máy của chúng ta, cả hệ thống chính trị.

Phải thừa nhận, thời gian qua bản thân các bộ trưởng đã có nỗ lực, cố gắng, tuy nhiên cũng có lý do khách quan. Cụ thể, thời điểm QH lấy phiếu tín nhiệm hai ngành này lại có một loạt sự cố liên quan. Những sự cố này được dư luận, cử tri, ĐB hết sức quan tâm, mổ xẻ, chắc chắn có ảnh hưởng đến đánh giá bằng phiếu của các ĐB.

Ông đánh giá thế nào qua ba lần lấy phiếu thì lĩnh vực y tế, giáo dục, giao thông đều ở vị trí thấp nhất?

+ Như đã nói ở trên, các ngành này nguồn lực đầu tư hạn chế. Bản thân cơ chế của chúng ta cũng chưa thực sự thông suốt, hiệu lực điều hành của bộ máy cũng chưa được cao.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến làm đơn xin từ chức?
Giải quyết mâu thuẫn đó rõ ràng là việc rất khó, không phải một vài tháng hay vài năm mà có thể cả giai đoạn nào đó mới có thể khắc phục được những bất cập, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của ngành. Đồng thời, dành nguồn lực đầu tư thỏa đáng hơn để cho các ngành, lĩnh vực này cũng cần phải thời gian.

Tuy nhiên, lần này các ĐB cũng cân nhắc với lá phiếu của mình nên có sự phân hóa giữa ba mức độ với từng vị trí một. ĐB cũng vừa thể hiện yêu cầu cao với các chức danh do QH bầu, phê chuẩn nhưng cũng thể hiện được ghi nhận nhất định với các nỗ lực, cố gắng của các cá nhân.

. Qua ba lần lấy phiếu tín nhiệm, người có số phiếu thấp đến mức phải từ chức thì hầu như không có trường hợp nào?

'Tài năng như Bộ trưởng mà không dám từ chức?'
+ Như tôi vừa nói, mặc dù có những ngành, lĩnh vực, vị trí ĐBQH chưa thực sự đánh giá cao và hài lòng với điều hành của người đứng đầu. Tuy nhiên, số phiếu tín nhiệm thấp cũng chỉ chiếm một tỉ lệ nhất định. Nếu cộng số phiếu tín nhiệm cao và tín nhiệm ta thấy đều đạt con số trên 50% cả. Điều này thể hiện ĐBQH đã đánh giá, ghi nhận những cố gắng của người điều hành các ngành, lĩnh vực này.

Tại sao chức danh cao có phiếu tín nhiệm cao?

. Với kết quả trên, theo ông liệu có sự nương tay không?

+ Tôi cho rằng cũng không phải nương tay. ĐB một mặt thể hiện mong muốn, kỳ vọng của xã hội, cử tri với trách nhiệm của những người đứng đầu các ngành, lĩnh vực. Nhưng đồng thời một mặt cũng thể hiện sự ghi nhận nỗ lực cố gắng, chia sẻ cái khó khăn mà những người đứng đầu các ngành, lĩnh vực này gặp phải.

Văn hóa từ chức ở Việt Nam: "Sự dũng cảm khổng lồ" và nỗi nhục lớn nhất trước khi ra tòa
Về mặt kỹ thuật nếu thể hiện ba mức thế này thì có sự phân bổ đánh giá cho cả ba mức độ đó, chỉ trong trường hợp khuyết điểm tồn tại thực sự rõ ràng thì chắc lúc đó mới có chuyện đặt vấn đề để QH phải bỏ phiếu tín nhiệm.

. Hầu hết chức danh cao có tín nhiệm cao hơn, không biết đánh giá có nể nang gì không thưa ông?

+ Không nên có cách nhìn nhận như vậy, cách đánh giá này tôi cho là thực tế. Thời gian qua cả hệ thống chính trị có sự chuyển biến mạnh từ cơ quan lập pháp đến hành pháp, thể hiện rõ nhất trong lãnh đạo điều hành của người đứng đầu. Thể hiện rõ qua điều hành, công việc hằng ngày.

Đổi mới này được đại biểu QH ghi nhận. Tổ chức có hệ thống, chuyển biến ở trên cần có độ trễ nhất định mới có thể lan tỏa xuống phía dưới. Có lĩnh vực thì khó, có lĩnh vực cử tri yêu cầu cao, có lĩnh vực trong triển khai công việc có khó khăn khách quan, sự cố xảy ra. ĐB đánh giá trong điều hành. Tư lệnh ngành là công việc cụ thể, mà mỗi lĩnh vực có khó khăn khác nhau. Tôi cho rằng đánh giá đó là hoàn toàn khách quan…

. Xin cám ơn ông!

Thảo luận