“Yêu cầu của xã hội đối với phát triển lĩnh vực giao thông và giáo dục rất cao. Cụ thể, đường sá phải được mở mang, giao thông phải bớt ùn tắc. Đồng thời, chất lượng giáo dục phải nâng cao, đổi mới giáo dục phải diễn ra mạnh mẽ hơn…”.
Đó là những chia sẻ của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Phạm Tất Thắng, sau kết quả bỏ phiếu tín nhiệm đối với 48 chức danh.
Đòi hỏi cao, nguồn lực hạn chế
Tuy nhiên, trong bối cảnh nguồn lực hạn chế, tôi cho đây là áp lực rất nặng nề của những bộ này. Trong thực tế, cũng có lý do khách quan, sự việc khách quan xảy ra trong thời gian qua đã ảnh hưởng, tác động đến việc nhìn nhận, đánh giá của đại biểu (ĐB).
Phóng viên: Với nhiều khó khăn như vậy, số phiếu có thiệt thòi cho các bộ trưởng không?
Phải thừa nhận, thời gian qua bản thân các bộ trưởng đã có nỗ lực, cố gắng, tuy nhiên cũng có lý do khách quan. Cụ thể, thời điểm QH lấy phiếu tín nhiệm hai ngành này lại có một loạt sự cố liên quan. Những sự cố này được dư luận, cử tri, ĐB hết sức quan tâm, mổ xẻ, chắc chắn có ảnh hưởng đến đánh giá bằng phiếu của các ĐB.
Ông đánh giá thế nào qua ba lần lấy phiếu thì lĩnh vực y tế, giáo dục, giao thông đều ở vị trí thấp nhất?
+ Như đã nói ở trên, các ngành này nguồn lực đầu tư hạn chế. Bản thân cơ chế của chúng ta cũng chưa thực sự thông suốt, hiệu lực điều hành của bộ máy cũng chưa được cao.
Tuy nhiên, lần này các ĐB cũng cân nhắc với lá phiếu của mình nên có sự phân hóa giữa ba mức độ với từng vị trí một. ĐB cũng vừa thể hiện yêu cầu cao với các chức danh do QH bầu, phê chuẩn nhưng cũng thể hiện được ghi nhận nhất định với các nỗ lực, cố gắng của các cá nhân.
. Qua ba lần lấy phiếu tín nhiệm, người có số phiếu thấp đến mức phải từ chức thì hầu như không có trường hợp nào?
Tại sao chức danh cao có phiếu tín nhiệm cao?
. Với kết quả trên, theo ông liệu có sự nương tay không?
+ Tôi cho rằng cũng không phải nương tay. ĐB một mặt thể hiện mong muốn, kỳ vọng của xã hội, cử tri với trách nhiệm của những người đứng đầu các ngành, lĩnh vực. Nhưng đồng thời một mặt cũng thể hiện sự ghi nhận nỗ lực cố gắng, chia sẻ cái khó khăn mà những người đứng đầu các ngành, lĩnh vực này gặp phải.
. Hầu hết chức danh cao có tín nhiệm cao hơn, không biết đánh giá có nể nang gì không thưa ông?
+ Không nên có cách nhìn nhận như vậy, cách đánh giá này tôi cho là thực tế. Thời gian qua cả hệ thống chính trị có sự chuyển biến mạnh từ cơ quan lập pháp đến hành pháp, thể hiện rõ nhất trong lãnh đạo điều hành của người đứng đầu. Thể hiện rõ qua điều hành, công việc hằng ngày.
Đổi mới này được đại biểu QH ghi nhận. Tổ chức có hệ thống, chuyển biến ở trên cần có độ trễ nhất định mới có thể lan tỏa xuống phía dưới. Có lĩnh vực thì khó, có lĩnh vực cử tri yêu cầu cao, có lĩnh vực trong triển khai công việc có khó khăn khách quan, sự cố xảy ra. ĐB đánh giá trong điều hành. Tư lệnh ngành là công việc cụ thể, mà mỗi lĩnh vực có khó khăn khác nhau. Tôi cho rằng đánh giá đó là hoàn toàn khách quan…
. Xin cám ơn ông!