Biển Đông

Trung Quốc tính đến kịch bản tồi tệ nhất với Mỹ ở Biển Đông

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chỉ thị quân đội nên chuẩn bị tốt hơn cho chiến tranh trong bối cảnh căng thẳng với Mỹ đang gia tăng, theo VOV.
Sputnik

Ngày 30/10 truyền thông đưa tin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói với các quan chức quân sự chịu trách nhiệm xử lý tình hình tranh chấp hiện nay ở Biển Đông nên chuẩn bị tốt hơn cho chiến tranh trong bối cảnh căng thẳng với Mỹ đang gia tăng. Trung Quốc có thể sẽ ở thế giằng co trong tình huống xấu nhất với Mỹ.

Mỹ còn nhiều "chiêu" thách thức Trung Quốc trên Biển Đông

Ông Tập Cận Bình đưa ra tuyên bố nêu trên hồi tuần trước khi ông có cuộc gặp với bộ chỉ huy phía nam Trung Quốc — lực lượng chịu trách nhiệm về một trong năm vùng chiến lược của nước này.

"Cần phải tăng cường nhiệm vụ… và tập trung vào việc chuẩn bị chiến đấu. Chúng ta cần phải xem xét tất cả các tình huống phức tạp và lên kế hoạch khẩn cấp sao cho phù hợp", Chủ tịch Tập Cận Bình nói.

Hạn chế thảo luận Biển Đông, Trung Quốc biến hội nghị an ninh thành nơi "mắng xối xả" Mỹ
Ông Tập Cận Bình nhấn mạnh:

"Chúng ta phải tăng cường chuẩn bị để sẵn sàng ứng chiến, tăng cường diễn tập chung, diễn tập tác chiến để tăng khả năng chiến đấu của binh sĩ và chuẩn bị cho chiến tranh".

Biển Đông là vùng biển duy nhất nối liền Ấn Độ Dương — Thái Bình Dương và luôn được coi là con đường thiết yếu vận chuyển dầu và các nguồn tài nguyên thương mại từ Trung cận Đông và Đông Nam Á tới Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Thực tế đã chứng minh, có hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển và 45% trong số đó phải đi qua vùng Biển Đông.

Tàu khu trục Hoa Kỳ Dikeour và tàu chiến Trung Quốc ở Biển Đông

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc phản ứng gay gắt về vấn đề Biển Đông
Khu vực Biển Đông có những eo biển quan trọng đối với nhiều nước, trong đó có eo biển Malacca là eo biển nhộn nhịp thứ hai trên thế giới. Do đó, vùng biển này hết sức quan trọng đối với tất cả các nước trong và ngoài khu vực về địa — chiến lược, an ninh, giao thông hàng hải và kinh tế.

Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông. Tuy nhiên, Mỹ và các quốc gia trong khu vực đã bác bỏ yêu sách phi lý và lên những động thái coi thường luật pháp quốc tế của Trung Quốc ở vùng biển chiến lược này.  

Từ đầu năm đến nay, Mỹ không ít lần cho tàu chiến đi vào khu vực quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc  bồi đắp trái phép ở Biển Đông và cho máy bay ném bom chiến lược B-52 bay qua vùng biển này. Washington giải thích họ có quyền thực thi tự do hàng hải và hàng không ở những nơi mà luật pháp quốc tế cho phép nhưng Bắc Kinh lại cho rằng đây là hành động thách thức.

Bước đi quan trọng hướng tới hòa bình và an ninh vững chắc ở Biển Đông
Tư lệnh Hải quân Mỹ, Đô đốc John Richardson hôm qua (30/1) cho biết, tàu Mỹ và tàu Trung Quốc sẽ chạm trán nhau ngày càng nhiều trên Biển Đông và điều này làm gia tăng nguy cơ đối đầu giữa hai nước. Đô đốc John Richardson nhấn mạnh hải quân Mỹ sẽ tiếp tục tiến hành các hoạt động bảo vệ quyền tự do hàng hải, và sẽ tiếp tục thách thức "những đòi hỏi chủ quyền không chính đáng" ở một trong những khu vực có giao thương hàng hải nhộn nhịp nhất trên thế giới.

Giám đốc Hiệp hội nghiên cứu quốc tế quốc gia Trung Quốc Victor Gao cho rằng tuyên bố mới nhất của ông Tập là dấu hiệu cho thấy phản ứng bị kích động của Bắc Kinh sau các chính sách quyết đoán của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump.

"Mỹ đã phát động cuộc chiến thương mại với Trung Quốc đồng thời nói rằng Bắc Kinh là đối thủ và là mối đe dọa lớn đối với sự sống còn của Washington. Ông Tập Cận Bình đang chuẩn bị cho kịch bản tồi tệ nhất", ông Gao nói.

Theo ông Gao, Bắc Kinh không cảm thấy chắc chắn chính sách của Washington về một Trung Quốc vì thế nên quân đội nước này có lý khi chuẩn bị cho kịch bản tồi tệ nhất với Mỹ. Tuy nhiên, ông Gao cảnh báo, cả Mỹ và Trung Quốc đều là những quốc gia có vũ khí hạt nhân nên nếu một cuộc chiến nổ ra thì sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường cho cả nhân loại.

Thảo luận