Việt Nam tiến vào thể thao đỉnh cao

Chiến thắng trong cuộc chiến thương mại và nguy cơ đe dọa do biến đổi khí hậu gây ra, quan hệ Việt-Pháp và cuộc đua Công thức 1, điện ảnh và du lịch là một số chủ đề các bài viết và thông tin về Việt Nam trên các phương tiện truyền thông nước ngoài và Nga trong tuần qua.
Sputnik

Như thường lệ, Sputnik cung cấp cho độc giả sự đánh giá về "Việt Nam trên báo chí nước ngoài".

Việt Nam sẽ đăng cai giải đua xe Công thức 1
Chủ đề phổ biến nhất về Việt Nam trong tuần này trên các phương tiện truyền thông nước ngoài là quyết định của Ủy ban Nhân dân Hà Nội tổ chức cuộc đua Công thức 1 tại thủ đô Việt Nam vào tháng 4 năm 2020. Nhiều nước châu Âu đã viết về điều này. Thực tế Việt Nam sẵn sàng tổ chức cuộc thi thể thao ưu tú này thẻ hiện trình độ cao mà đất nước đã đạt được.

Một số ấn phẩm phương Tây có uy tín đã dành nhiều bài báo phân tích rộng rãi về chủ đề Việt Nam. Tạp chí TIME phản ánh mối quan hệ của Hà Nội với hai đối tác chính là Bắc Kinh và Washington. Theo tác giả bài viết, Việt Nam sống theo nguyên tắc: tự tin vào chính bản thân mình và duy trì khoảng cách với bạn bè, cũng như với kẻ thù. Điều này khó có khả năng thay đổi ngay cả hiện nay, khi Tổng bí thư Trung ương Đảng Nguyễn Phú Trọng trở thành Chủ tịch đất nước, ấn phẩm cho biết.

Việt Nam kỳ vọng gì ở tân chủ tịch nước?
Bài viết của Investors Chroniclcung cấp cho độc giả một bản phân tích chi tiết về tình hình kinh tế ở Việt Nam. Cải cách "Đổi mới" cơ bản được áp dụng để tăng cường ổn định chính trị, đó là mục tiêu của quốc gia đơn đảng. Điều này đòi hỏi tiếp tục cuộc cải cách kinh tế đang diễn ra, trong đó thành tựu của nó minh họa tốt nhất qua xóa đói giảm nghèo từ 75% (năm 1984) xuống còn 5,8% trong 30 năm sau, tờ báo lưu ý.

Foreign Policy chia sẻ kết luận rằng trong cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, không nghi ngờ gì là Việt Nam sẽ được lợi. "Có thời phụ thuộc vào quần áo và các mặt hàng xuất khẩu giá rẻ khác, hiện giờ Việt Nam bắt đầu cạnh tranh với ngành công nghệ của Trung Quốc. Và các doanh nhân châu Á, những người ngày càng phải chấp nhận cuộc chiến thương mại kéo dài giữa Washington và Bắc Kinh, hơn bao giờ hết sẵn sàng chuyển đến nước hàng xóm phía Nam của Trung Quốc để tránh thuế quan. Ngoài lương cho công nhân thấp hơn hơn ở Trung Quốc, Việt Nam có điều kiện kinh doanh thuận lợi hơn. Tạp chí Nikkei Asian Review tiếp tục viết về chủ đề này. Ấn phẩm trích dẫn dữ liệu khảo sát, theo đó các công ty Mỹ và Trung Quốc mất thị phần do cuộc xung đột thương mại, khiến cho các công ty Việt Nam hưởng lợi.

Tăng cường thúc đẩy hợp tác và liên kết Á - Âu
Tờ báo hàng đầu của Pháp Le Figaro nói về chuyến thăm Việt Nam của thủ tướng Edward Philippe. Pháp có ý định tăng cường vị thế của mình tại Việt Nam. Hiện giờ thị phần của nước này tại thị trường Việt Nam ít hơn hai lần so với Đức, Paris đánh giá là "không đạt yêu cầu". Ấn phẩm đánh giá chính sách của Hà Nội: "Thực tế, trong những tháng gần đây, đất nước đã bắt đầu định hướng chiến lược không do dự nhằm dẫn đầu khu vực khi đối mặt với tham vọng hàng hải của Trung Quốc và mở cửa cho các đối tác khác. "Trục Ấn Độ-Thái Bình Dương" mà Emmanuel Macron đề xuất, bây giờ là một ưu tiên cho ngoại giao của Hà Nội, gần đây đã xích lại gần với Ấn Độ. Paris nói rằng họ sẵn sàng "giúp Việt Nam" với trang thiết bị quân sự. Hôm thứ bảy, Thủ tướng Edward Philippe sẽ đến thăm địa điểm bại trận của Pháp là Điện Biên Phủ. "Vấn đề là phải tự tin nhìn vào quá khứ, nhìn vào đó cùng với thế giới, ngay cả khi điều đó mang lại nỗi đau" — giới thân cận của Thủ tướng Pháp giải thích. "Chúng ta cần phải tiến lên phía trước ở Việt Nam, dựa vào ký ức chung", ông Philippe nói thêm.

Các nhà khoa học dự đoán về một “cuộc khủng hoảng gạo" ở châu Á
Ấn bản Mongabay cho hay rằng theo một báo cáo gần đây của nhóm chuyên gia quốc tế về biến đổi khí hậu, Việt Nam là một trong những nước dễ bị tổn thương nhất do tác động của điều này. Nhưng nghiên cứu đã cho thấy tiềm năng to lớn của Việt Nam trong năng lượng tái tạo, có thể giúp giảm thiểu một số các mối đe dọa.

Theo Tân Hoa Xã, đến năm 2021, Việt Nam sẽ giảm ít nhất 10% số lượng các phương tiện thông tin liên lạc quốc gia và ít nhất giảm 10% số lượng nhân viên nhận lương từ ngân sách nhà nước. Theo kế hoạch của chính phủ, đến năm 2021, ít nhất 10% của tất cả các cơ quan truyền thông nhà nước ở Việt Nam sẽ độc lập về mặt tài chính.

Sân bay Nga sẽ cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng cho các hãng hàng không Việt Nam
Và bây giờ, một đôi lời về nghệ thuật và du lịch. Tuần báo hàng đầuVariety của Mỹ quảng bá bộ phim mới "Cuồng nộ" (Furie) của Việt Nam.

Các ấn phẩm của Nga đưa tin về sự gia tăng về số lượng du khách Nga vào Việt Nam. Từ ngày 27 tháng 12, một trong những công ty lữ hành lớn nhất là Coral Travel sẽ khai trương đường bay thẳng từ Khabarovsk đến đảo Phú Quốc của Việt Nam bằng các chuyến bay thuê trực tiếp, và hãng hàng không S7 đã mở các chuyến bay thẳng từ Irkutsk đến Việt Nam. Và ấn bản Irkutsk của bạn đã đăng một bài viết sinh động về đại đô thị phía Nam Việt Nam. "Sài Gòn chắc chắn là một nơi cần phải đến, nếu bạn đi du lịch ở Đông Nam Á. Đây là sự đan xen giữa lịch sử và hiện đại, giữa những ngôi nhà đổ nát và những tòa nhà chọc trời tân tiến nhất, giữa phương Đông và phương Tây" — tác giả viết.

Thảo luận