Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thúc các Bộ khẩn trương chuẩn bị cho CPTPP

Văn phòng Chính phủ mới đây đã có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về thời điểm hiệu lực của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), VNF đưa tin.
Sputnik

Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan cân nhắc thời điểm thông báo với nước lưu chiểu (New Zealand) về việc Việt Nam đã hoàn thành thủ tục phê chuẩn Hiệp định CPTPP (sau khi được Quốc hội phê chuẩn) theo hướng đảm bảo thời gian kịp ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực đồng thời với thời điểm hiệp định có hiệu lực với Việt Nam, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: CPTPP giúp củng cố vị thế Việt Nam

Ngay sau khi Hiệp định CPTPP được Quốc hội thông qua, Thủ tướng yêu cầu các Bộ ngành phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương xây dựng kế hoạch thực hiện Hiệp định CPTPP trình Thủ tướng phê duyệt theo đúng quy định của Luật Điều ước quốc tế.

Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương và các Bộ ngành liên quan khẩn trương xây dựng các văn bản pháp luật cần thiết để có thể sớm đưa hiệp định vào thực thi theo quy định tại Hiệp định CPTPP, đặc biệt là các cam kết phải thực hiện ngay khi hiệp định có hiệu lực đối với Việt Nam.

Các lợi ích cốt lõi của Việt Nam được đảm bảo khi tham gia CPTPP
Thủ tướng cũng đồng thời yêu cầu Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao phối hợp với các nước CPTPP để đảm bảo Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng ra mắt Hiệp định CPTPP.

Trước đó, như đã thông tin, ngày 2/11, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã trình Quốc hội xem xét, phê chuẩn CPTPP cùng các văn kiện liên quan.

Tổng bí thư, Chủ tịch nước cho rằng việc tham gia và sớm phê chuẩn CPTPP sẽ giúp Việt Nam thể hiện cam kết mạnh mẽ với đổi mới và hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, đồng thời khẳng định vai trò và vị thế địa chính trị quan trọng của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á cũng như châu Á — Thái Bình Dương.

CPTPP không có Mỹ, Việt Nam được lợi gì?
Tuy nhiên Chủ tịch nước cũng lưu ý việc tham gia CPTPP sẽ đặt ra những thách thức về kinh tế — xã hội, thu ngân sách, hoàn thiện khuôn khổ pháp luật, thể chế… Vì thế, đòi hỏi Việt Nam cần chủ động, nỗ lực đổi mới, tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật, thiết lập các cơ chế quản lý để vừa phù hợp với điều ước quốc tế những cũng đảm bảo sự vững chắc ổn định chính trị — xã hội.

Hiệp định CPTPP được ký kết vào ngày 9/3/2018 tại Santiago, Chile. Hiệp định có 11 nước thành viên gồm: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.

Cơ hội và thách thức từ CPTPP đối với Việt Nam
Hiệp định CPTPP sẽ tạo ra một trong những khối tự do thương mại lớn nhất thế giới với một thị trường 499 triệu dân và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào khoảng 10,1 nghìn tỷ USD, chiếm 13,5% GDP thế giới. Năm 2016, trao đổi thương mại giữa 11 nước tham gia CPTPP lên đến 356 tỷ USD.

Hiệp định CPTPP sẽ có hiệu lực vào ngày 30/12 do đã có 6 nước chính thức thông qua gồm Mexico, Nhật Bản, Singapore, New Zealand, Canada và Australia.

Thảo luận