GK1 và GK3: Những "đứa con lai" đặc biệt của dàn súng "Made in Vietnam"

Tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Indo Defence 2018, thu hút nhiều sự chú ý nhất tại gian trưng bày sản phẩm của Việt Nam là súng trường GK1 và GK3, báo Đất Việt thông tin.
Sputnik

Súng trường tấn công GK1 và GK3 được Việt Nam tạo ra bằng cách "lai ghép" giữa Galil ACE và AKM, cả hai đều dùng thân súng Galil ACE, với bộ nòng và thước ngắm AKM-1, đầu nòng cấu tạo gần giống loại trang bị cho AK-74.

Việt Nam khẳng định sự phát triển đáng tự hào về công nghiệp quốc phòng

Hình thức lai ghép này được cho là kết hợp được mọi ưu điểm vào trong một thiết kế duy nhất, ví dụ như thân súng Galil ACE sẽ cho tốc độ bắn 700 phát/phút, bổ sung thêm chế độ điểm xạ loạt 3 viên. 

Trong khi đó nhờ sử dụng nòng AKM-1 có độ dài 415 mm (so với 380 mm của Galil ACE) mà sơ tốc đạn vẫn giữ được ở con số 715 m/s (Galil ACE 32 chỉ là 680 m/s), khiến đường đạn căng và có động năng tốt hơn.

Vũ khí Made in Vietnam độc nhất vô nhị: Xuất khẩu "bầy sói biển" Molniya?
Vấn đề thu hút sự quan tâm hiện nay đó là giữa hai mẫu súng trường tấn công Made in Vietnam đặc biệt trên có sự khác biệt nào khi đặt canh nhau để chúng nhận tới 2 tên định danh như vậy, điều này thực ra rất dễ nhận biết khi quan sát kỹ.

GK1 dùng nắp đậy thân súng của AKM-1, ray lắp kính ngắm nhìn đêm bố trí ở bên trái, khóa an toàn vị trí ngón tay cái của Galil ACE và một khóa an toàn ở vị trí truyền thống của súng AK. 

Trong khi đó GK3 dùng nắp đậy thân súng của Galil ACE, ray lắp kính ngắm gắn trực tiếp lên nắp, khóa an toàn ở vị trí ngón tay cái của Galil ACE bị bỏ đi, thay vào đó một khóa an toàn kiểu Ba Lan với chế độ loạt ngắn 3 viên.

Nhưng khác biệt lớn nhất giữa GK1 và GK3 lại nằm ở vị trí và cấu tạo ray lắp kính ngắm. Cụ thể, đường ray của GK1 ở bên trái thân súng, tương thích các loại kính ngắm nhìn đêm sử dụng kiểu ray này, hoặc lắp một gá có ray cho phép tích hợp kính ngắm của NATO. 

Báo Anh bình luận vũ khí Việt Nam: Viettel sẽ phát triển UAV phiên bản vũ trang?
Ray của GK3 được lắp trực tiếp lên nắp hộp khóa nòng như Galil ACE thông qua đường ray picatinny tích hợp sẵn. Kiểu ray của GK1 rất chắc chắn, đảm bảo chính xác khi bắn. Tuy nhiên kiểu ray của GK3 thì độ chắc chắn không bằng, đặc biệt là nếu phải lắp các loại kính to nặng như kính ngắm nhìn đêm.

Lý do chính ở đây là nắp thân súng kiểu Galil ACE không được gắn chắc vào thân, dẫn tới việc đường ngắm bị lệch do phản lực bắn và sau quá trình bảo dưỡng súng. Khi lắp kính ngắm lên Galil ACE, kính sẽ được gắn ở vị trí ống thoi dẫn piston trên ốp lót tay, thay vì lắp lên ray ngay trên nắp hộp khóa nòng.

Việt Nam đã sẵn sàng xuất khẩu vũ khí ra nước ngoài?
Trong tương lai, Việt Nam có thể nghiên cứu cải tiến GK3 như giải pháp mà người Nga áp dụng trên AK-200, đó là nắp hộp khóa nòng được gắn vào bệ thước ngắm bởi một bản lề và khóa vào ổ sau của súng bằng một đinh xoay. 

Thiết kế này khiến nắp hộp khóa nòng được cố định vào thân súng bởi ít nhất 3 điểm, đảm bảo đường ngắm không bị thay đổi bởi phản lực bắn cũng như trong quá trình tháo lắp súng.

Đây là một cải tiến không quá phức tạp, thậm chí có thể nói rằng tương đối đơn giản, do vậy rất nhiều khả năng là phiên bản súng trường tấn công GK3 sản xuất hàng loạt sẽ được áp dụng ngay cách thức trên vì so sánh nó với kiểu ray của GK1 thì vẫn có nhiều ưu điểm hơn và ngay cả Quân đội Nga cũng đang áp dụng cách thức này.

Thảo luận