Như đã biết, Đặng Tiểu Bình là kiến trúc sư của chính sách cải cách ở Trung Quốc, và nhiều tác giả được chúng ta biết đến đã hết lời khen ngợi chính trị gia Trung Quốc. Thật vậy, rất khó để không đồng ý với ý kiến của South China Morning Post, khi tờ báo viết: "Thực tế là Đặng Tiểu Bình đã thúc đẩy đường lối " cải cách và cởi mở ", dẫn đến sự trỗi dậy của Trung Quốc, từ tàn tích Cách mạng Văn hóa biến thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới". Hay một đoạn khác từ cùng một bài báo, trong đó nêu rõ chính sách của Đặng Tiểu Bình đã mang lại điều gì cho Trung Quốc: "Những thay đổi đã biến Trung Quốc từ một trong những nước nghèo nhất thế giới thành nền kinh tế lớn thứ hai trên toàn cầu. Giới doanh nhân đã gia nhập Đảng, và Trung Quốc ủng hộ thương mại tự do trên vũ đài thế giới".
Bắt đầu cuộc xâm lược vũ trang chống lại Việt Nam từ ngày 17 tháng 2 năm 1979, Đặng Tiểu Bình đã theo đuổi một số mục tiêu. Trước hết, ông lập luận rằng cần phải chống lại "chủ nghĩa bá quyền" của Hà Nội, ông hiểu dưới cụm từ này là chính sách đối ngoại tích cực, độc lập của Việt Nam trong khu vực. Thứ hai, giới lãnh đạo Bắc Kinh muốn dùng một đòn đánh vào Việt Nam để cứu chế độ của những tên tay sai của họ ở Campuchia khỏi thảm họa sụp đổ sắp xảy ra — bọn Pol Pot. Thứ ba, hòa bình và ổn định của Việt Nam cần phải tạo ra một bầu không khí thuận lợi cho việc tiến hành "bốn hiện đại hóa" ở Trung Quốc, mà Đặng Tiểu Bình khởi xướng. Thứ tư, như chính Đặng Tiểu Bình cho rằng, chiến tranh là cần thiết để tăng khả năng chiến đấu của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, vào lúc đó đã mất đi kinh nghiệm hoạt động chiến đấu thực sự. Có nghĩa là: cuộc chiến tranh với Việt Nam được cho là môi trường đào tạo huấn luyện cho quân đội Trung Quốc. Lập luận cuối cùng là vô liêm sỉ và vô nhân đạo. Vì lợi ích của một nhiệm vụ kỹ thuật nhỏ, mà phải thí hàng chục nghìn mạng sống của con người!
Còn cuộc chiến tranh năm 1979 đã bổ sung thêm danh sách dài các cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc đối với các nước láng giềng, mà người dân trong khu vực Đông Nam Á cho đến giờ vẫn nhớ đến và do đó nhìn " chằm chặp đầy nghi ngại" vào Trung Quốc đang lớn mạnh ngày nay.