Phát lệnh xây dựng Trung tâm Khoa học và Công nghệ hạt nhân tại Việt Nam

Trong chuyến thăm của Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đến Hà Nội, nước chủ nhà Việt Nam đã khẳng định luận chứng sơ bộ về khoa học-kinh tế (các nghiên cứu tiền khả thi) để xây dựng Trung tâm Khoa học và Công nghệ hạt nhân trên lãnh thổ đất nước với sự tham gia của Nga.
Sputnik

Giấy chứng nhận tương ứng đã được trao cho phía Nga theo kết quả các cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Dmitry Medvedev và người đồng cấp Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc.

Ý tưởng tạo lập Trung tâm này đã nảy sinh ngay từ năm 2009, đồng thời với kế hoạch xây dựng Nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại Việt Nam, — ông Andrei Stankevich, đại diện của Rosatom tại Việt Nam thông báo trong cuộc phỏng vấn của Sputnik Vietnam.

Ông Medvedev chuyển tới nhà lãnh đạo Việt Nam lời chào thân thiết của ông Putin

Hiệp định liên Chính phủ về Trung tâm đã được ký kết vào cuối năm 2011. Ba năm tiếp theo, các chuyên gia của hai nước đồng thuận về khái niệm của Trung tâm này, loạt các chương trình khoa học và thiết bị cần thiết kèm theo. Kết quả công việc chuyên môn do khách hàng Việt Nam là Vinatom sắp xếp dưới dạng  thức nghiên cứu tiền khả thi, vào cuối năm đó đã được gửi trình để Chính phủ Việt Nam xem xét phê duyệt. Trong gần ba năm Ủy ban liên ngành do Chính phủ Việt Nam thành lập đảm trách công tác này. Đã nghiên cứu xem xét rất kỹ lưỡng.. Có nhiều tinh chỉnh và bổ sung được đưa vào hồ sơ luận chứng. Trong tương quan Việt Nam tạm ngưng chương trình xây dựng nhà máy điện hạt nhân, khái niệm về Trung tâm cũng thay đổi một phần. Điểm nhấn cơ bản là thực hiện các công việc ứng nghiệm, áp dụng để sản xuất kể cả cho xuất khẩu các chế phẩm đồng vị phóng xạ, mà 70% trong đó Việt Nam vẫn phải nhập khẩu, các thuốc men từ đó, cũng như phục vụ tiến hành nghiên cứu theo đơn đặt hàng của các cơ sở công-nông nghiệp. Hiển  nhiên nhiệm vụ quan trọng của Trung tâm là đào tạo chuyên viên hạt nhân cho ngành công nghiệp đặc biệt này của Việt Nam. Bởi như đã ghi nhận tại hội nghị thượng đỉnh Nga-Việt hồi tháng 9, trong trường hợp Việt Nam khôi phục chương trình xây dựng nhà máy điện hạt nhân, Nga sẽ được Hà Nội trao cho vị trí đối tác ưu tiên.

Qua gần ba năm làm việc của Ủy ban liên ngành, cả phía Việt Nam và phía Nga đều có những đề xuất mới về cơ cấu của Trung tâm, hàng loạt chương trình khoa học của đơn vị này với thay thế thiết bị khoa học tương ứng. Kinh phí của dự án như đánh giá sơ bộ trước đây của phía Việt Nam là 400 triệu USD thì bây giờ đã giảm bớt theo sáng kiến ​​của nước chủ nhà xuất phát từ thực tế tình hình kinh tế trong nước. Từ bốn địa điểm đề xuất dự kiến xây dựng lò phản ứng của Trung tâm, ưu tiên đã được lựa chọn là tại tỉnh Đồng Nai.

Tuy vậy, quá trình hoàn thiện có thể là bất tận, — ông Andrei Stankevich nhấn mạnh. Ở giai đoạn nào đó, cần dừng lại và chuyển sang thực thi, đó cũng chính là điều  đã được quyết định trong những ngày diễn ra chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Nga tại CHXHCN Việt Nam.

Thảo luận việc đơn giản hóa quá trình đưa sản phẩm nông nghiệp vào thị trường Nga và VN

Quy trình phê duyệt nghiên cứu tiền khả thi của phía Việt Nam mở ra khả năng chuyển động theo nhiều hướng, — ông Stankevich cho biết. — Một trong những khâu phức tạp nhất là cung cấp hỗ trợ tài chính cho công việc. Ngay từ năm 2011, phía Nga đảm bảo phân bổ tín dụng dành cho dự án. Đây là quyết định có tính nguyên tắc, và hiện nay Bộ Tài chính hai nước sẽ phải thỏa thuận với nhau về các điều kiện cụ thể khi cấp và nhận khoản vay. Tất nhiên đó không phải là công việc dễ dàng, bởi phải tính rằngTrung tâm tương lai không phải là chủ thể sinh lời, trái lại, theo như dự kiến, là đối tượng ​​chỉ có chi phí một chiều, bất kể tính hữu dụng nhất định của nó như đã kể đến ở trên. Trung tâm trước hết là cơ sở nghiên cứu khoa học nên sẽ cực kỳ phức tạp nếu tính đếm và trông đợi hiệu quả kinh tế cụ thể. 

Tương ứng với Luật Đầu tư của CHXHCN Việt Nam, việc phê chuẩn luận chứng khoa học kinh tế sơ bộ — nghiên cứu tiền khả thi cho phép khởi động dự án nói chung, kể cả hoạch định phương án nghiên cứu khả thi dứt khoát với tính toán chi phí chính xác tối đa. Sau khi được phê duyệt, có thể ký kết hợp đồng thi công. Tuy nhiên, bây giờ phía Nga đề xuất với phía Việt Nam phương án xây dựng công trình theo lối "chìa khóa trao tay". Tức là, ký kết hợp đồng bao trọn gói kể cả hoạch định nghiên cứu khả thi chốt dứt khoát. Theo ý kiến của ông Andrei Stankevich đại diện "Rosatom" tại Việt Nam, làm như vậy sẽ tạo điều kiện chuyển động nhanh hơn và hiệu quả hơn, để Việt Nam sớm có Trung tâm Khoa học và Công nghệ hạt nhân của riêng mình.

Thảo luận