Như vậy, chúng ta thấy sự chuẩn bị tới bước đi tiếp theo cần thiết trong sự phát triển chính sách quân sự Trung Quốc, — chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin nhận xét khi đàm đạo với Sputnik.
Trong chặng dài hai thập kỷ qua, có thể thấy rằng qua những tuyên bố hoa mỹ của Trung Quốc về "nhiệm vụ quan trọng giao phó cho Giải phóng quân nhân dân gánh vác" đã có những thay đổi dần dần nhưng liên tục. Sự thay đổi này là hệ quả tự nhiên từ vai trò mới của Trung Quốc trong nền kinh tế và chính trị toàn cầu khi đất nước này trở thành một cường quốc thế giới.
Những năm 1990 và phần lớn những năm 2000, Trung Quốc theo đuổi chính sách đối ngoại thụ động rõ rệt, tránh né ám chỉ đến vai trò thủ lĩnh dù là trên quy mô khu vực. Đặc biệt nhấn mạnh tính chất phòng thủ của toàn bộ việc xây dựng quân đội Trung Quốc, tuân thủ chặt chẽ học thuyết cũ về "phòng ngự tích cực" và bảo vệ lợi ích sống còn của Nhà nước Trung Quốc. Ở đây bao gồm độc lập và toàn vẹn lãnh thổ, bảo tồn chế độ chính trị, cũng như đảm bảo các điều kiện cơ bản dành cho phát triển nền kinh tế quốc dân.
Tuy nhiên, đã bộc lộ sự thay đổi nhất định trong lời lẽ hùng biện vào cuối những năm 2000, có thể thấy qua Sách Trắng xuất bản thường kỳ về nền quốc phòng của CHND Trung Hoa. Việc bảo vệ lợi ích nước ngoài của quốc gia ban đầu đã không hề có vai trò nổi bật gì trong danh sách các nhiệm vụ của lực lượng vũ trang Trung Quốc (những năm 2000 chỉ nhắc rằng có thể cần phải sơ tán công dân Trung Quốc ra khỏi các vùng xung đột).
Nhưng trong Sách Trắng năm 2015, về cơ bản là một ấn bản đặc biệt chuẩn bị để công bố phương án "những chỉ thị mật về chiến lược quân sự của Hội đồng Quân sự Trung ương", thì việc bảo vệ lợi ích ở nước ngoài đã được định danh trong số các chức năng quan trọng nhất của PLA.
Những ý kiến công bố trên tài khoản ngôn luận chính thức của quân đội Trung Quốc nói rõ sự cần thiết phải vượt ra ngoài ranh giới phòng vệ. Như vậy, chúng ta thấy sự chuẩn bị cho bước đi tiếp theo trong đà phát triển chính sách quân sự Trung Quốc. Đây là việc dỡ bỏ những hạn chế, những rào cản mà Bắc Kinh tự đặt ra cho mình trong thời đại "cải cách và cởi mở" những năm 1990, chuyển đổi sang lối hành xử "bình thường" của một cường quốc thế giới, sử dụng lực lượng vũ trang để đảm bảo lợi ích đa dạng của nó trên thế giới.
Mà thực tế là lực lượng vũ trang Pháp thường xuyên tiến hành các chiến dịch vũ lực ở châu Phi, còn Vương quốc Anh cho đến nay vẫn có liên minh quân sự hoạt động của riêng mình ở châu Á-Thái Bình dương — Hiệp định quân sự 5 bên với phần tham gia của Malaysia, Singapore, Australia và New Zealand. Thật kỳ quặc nếu trông đợi rằng trong bối cảnh đó Trung Quốc sẽ tự hạn chế phạm vi hoạt động của lực lượng quốc gia chỉ ở mức phòng vệ trên địa bàn lãnh thổ và cuộc đấu tranh có tính ngẫu nhiên chống cướp biển.
Trung Quốc chiếm vị thế kinh tế dẫn đầu thế giới, thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trị giá hơn một nghìn tỷ USD. Nền kinh tế nước này có hơn 60% phụ thuộc vào nhập khẩu dầu và gần 80% vào nhập khẩu quặng sắt. Độ phụ thuộc vào nhập khẩu thực phẩm và một số loại nguyên liệu chiến lược khác đang tăng lên. Tất nhiên bất kỳ nền kinh tế toàn cầu nào cũng nên có sự hỗ trợ vũ lực tương ứng trong trường hợp cần phải bảo vệ lợi ích của mình. Kế hoạch tạo lập cơ hội về sử dụng lực lượng trên quy mô toàn cầu được Trung Quốc thực hiện trong một thời gian dài, và đến nay đã đạt một số kết quả nhất định. Trung Quốc đã triển khai căn cứ quân sự nước ngoài đầu tiên ở Djibouti. Nói tóm lại, Bắc Kinh đang từng bước chuẩn bị cho dư luận trong nước và quốc tế đón nhận khả năng thực tế phát triển hoạt tính quân sự của Trung Quốc ở nước ngoài.