Phim hoạt hình Nga dựa trên câu chuyện cổ tích "Cô bé tóc vàng và ba con gấu" do nhà văn người Anh Robert Southey viết trong thế kỷ 19. Phim kể về câu chuyện của cô bé Masha táo bạo ưa phiêu lưu và người bạn gấu tốt bụng và trầm tĩnh của em.
Các nhà hoạt hình độc lập ở Nga đã dịch loạt phim hoạt hình này sang tiếng Anh, và hiện tại, kênh "Masha và Gấu" trên YouTube có hơn 4,18 triệu người đăng ký.
Theo Giáo sư Hobemagi, phim hoạt hình "Masha và Gấu" là một phần trong chiến dịch tuyên truyền gây nguy cơ đe dọa đối với an ninh quốc gia của Estonia.
Sau khi đọc bài báo, câu hỏi đặt ra là liệu những người đăng bài viết của The Times có đi quá xa trong việc tung tin có nội dung chống Nga hay không. Sputnik đã thảo luận vấn đề này với Tiến sĩ Tara McCormack, giáo sư trường Đại học Leicester.
Sputnik: Giáo sư nghĩ gì về bài báo của The Times, trong đó loạt phim hoạt hình "Masha và Gấu" được gọi là chương trình tuyên truyền của Nga?
Tara McCormack: Trên thực tế, rất khó để tiếp nhận những tuyên bố như vậy một cách nghiêm túc. Tôi cho rằng vô cùng ngớ ngẩn nếu coi phim hoạt hình thiếu nhi phổ biến trên toàn thế giới, mà theo tôi biết, tác quyền thuộc về một công ty sản xuất độc lập, là một loại tuyên truyền bí mật của Putin. Tất cả chuyện này là rất giống phong cách của David Icke (nhà hoạt động Anh). Điều này quả là rất lố bịch.
Sputnik: Theo giáo sư Anthony Glees, cô bé tinh nghịch Masha, nhân vật chính của loạt phim hoạt hình rất giống phong cách của Putin; tuy nhiên, cũng có thể lập luận rằng cô bé có đặc tính nhân vật "Nga" điển hình. Liệu có tồn tại nguy cơ ý tưởng Nga bị chỉ trích hay không?
Ý tưởng cho rằng cô bé Masha là "nhân vật mang phong cách Putin" chỉ vì bé có tính cách vui nhộn đơn giản là cực kỳ vô lý. Sự kỳ quặc của toàn bộ tình huống này thể hiện ở chỗ có thể coi bất kỳ nội dung nào do Nga sản xuất là sự tuyên truyền của chính phủ Nga. Đây là chuyện khá khó chịu.
Sputnik: Ngay cả nhiều người chuyên chỉ trích Kremlin cũng phải thừa nhận rằng The Times đã đi quá xa. Liệu có nguy cơ là nếu bất kỳ sản phẩm nào của Nga tiếp tục được coi là tuyên truyền, chúng ta sẽ sa vào tình huống của Đức quốc xã những năm 1930, khi chủ nghĩa chống Do Thái phát triển mạnh trong nước?
Tara McCormack: Tôi không nghĩ mọi thứ sẽ diễn ra quá xa; chủ nghĩa chống Do Thái chỉ được sử dụng trong tranh cãi chính trị của Anh, vì vậy tôi không nghĩ là nên đưa ra những so sánh như vậy. Tuy nhiên, tình hình có thể đến gần với tâm trạng McCarthy thời Chiến tranh Lạnh. Chúng ta chưa đến mức ấy… Đó là bối cảnh chính trị và xã hội hoàn toàn khác.
Tuy nhiên, chúng ta đang ở giai đoạn, khi mà có thể nói về nước Nga và người Nga bất cứ điều gì. Tuy nhiên, nếu gạt bỏ chính trị sang một bên… chúng ta sẽ không nói những điều như vậy về các sản phẩm Trung Quốc.
Tôi cho rằng ở thời điểm hiện tại, hoàn toàn có sự phân biệt chủng tộc được phép và tư tưởng bài xích đối với Nga.
Chỉ vài tuần trước, Hiệp hội Henry Jackson đã xuất bản một thông điệp hoàn toàn vô lý rằng cứ hai người Nga nhập cư ở London thì có một người là điệp viên Nga. Tất cả điều này đã vượt ra ngoài ranh giới thực tế. Thành thật mà nói, tôi thấy rất đáng xấu hổ rằng khi một tờ báo có uy tín xưa kia đến nay lại viết những chuyện vớ vẩn vô nghĩa theo phong cách National Enquirer.
Thật là man rợ khi tuyên bố rằng Masha và Gấu là tuyên truyền của Putin, rằng mỗi người Nga thứ hai ở London là điệp viên. Tất cả điều này là dấu hiệu cho thấy cuộc tranh cãi của công luận về nước Nga và người Nga đã trở nên lố bịch đến mức nào.