Với vị trí của xe tăng chiến đấu chủ lực tốt nhất trong biên chế Quân đội nhân dân Việt Nam, các cỗ chiến xa T-62 mà chúng ta tiếp nhận trong giai đoạn thập niên 1980 luôn trong tình trạng "kê cao, đánh bóng" để đảm bảo hệ số kỹ thuật luôn ở mức cao.
Sau khi hợp đồng mua sắm 64 chiếc T-90S/SK được ký kết và các hình ảnh từ Nga cho thấy phía bạn đã bắt đầu công việc bàn giao xe tăng cho Việt Nam thì đã xuất hiện dự đoán rằng sắp tới số T-62 này sẽ được mang ra ngoài thao trường và trực chiến nhiều hơn.
Nhưng thật bất ngờ khi gần đây trong một phóng sự phát trên Kênh truyền hình quốc phòng thì hình ảnh đối tượng được lấy ra khỏi kho lưu trữ trước tiên không phải các xe tăng T-62 mà lại là T-55.
Khi quan sát bên ngoài, các xe tăng T-55 mới được lấy ra khỏi kho dự trữ thậm chí có nước sơn và nhiều chi tiết khác còn mới hơn cả T-62, thoạt tiên thì nhiều người sẽ bất ngờ nhưng thực tế điều này hoàn toàn hợp lý.
Phải tới giai đoạn sau khi chiến tranh biên giới phía Bắc bùng nổ, tức là sau năm 1979 — đầu thập niên 1980 thì chúng ta mới chính thức nhận được dòng T-55 hiện đại hơn với một vài cải tiến nhỏ từ T-54B.
Do phần lớn số xe tăng T-54 cũ vẫn còn sử dụng được mà T-55 đã đưa ngay vào lực lượng dự bị chiến lược, phải đến gần đây thì một số chiếc mới được phá niêm để mang ra cấp phát cho các đơn vị làm nhiệm vụ trực chiến.
Tuy nhiên thực tế cách này không có độ chính xác cao vì chúng có thể lắp lẫn cho nhau.
Ngoài ra còn một chi tiết nữa để nhận biết đó là ở trên T-54B, vị trí nóc tháp pháo, trên mái vòm của lính nạp đạn có một lỗ thông gió và ở chỗ của trưởng xe có lỗ để bắn súng máy PKT từ bên trong, hai chi tiết này trên T-55 đã bị loại bỏ.
Mặc dù sử dụng chung hỏa lực là pháo nòng xoắn D-10T2S cỡ 100 mm cùng hệ thống điều khiển hỏa lực cân bằng hai trục STP-2 Tsyklon-2 nhưng cơ số đạn của T-55 lên tới 43 viên so với 34 viên ở T-54B do khoang xe được thiết kế lại để mang nhiều đạn cũng như nhiên liệu hơn.