Tham gia nghiên cứu là 266 thanh niên trước đó chưa từng tham gia hoạt động thể chất. Các chuyên gia chia họ thành vài nhóm. Một nhóm được thực hành các bài tập rèn luyện sự dẻo dai (chạy cự ly dài) trong sáu tháng, nhóm thứ hai tập các bài tập với cường độ cao có gián đoạn (khởi động, chạy nhanh và kết hợp chạy nhanh và chạy chậm, giai đoạn cuối cùng là chạy chậm), và nhóm cuối cùng chuyên tập các bài tập rèn luyện sức mạnh.
Các lớp học được tổ chức ba lần một tuần, trong vòng 45 phút. Các nhà khoa học đã phân tích chiều dài telomere ở những người tham gia và tính tích cực của telomerase trong các tế bào bạch cầu mà họ lấy từ các tình nguyện viên vào các thời điểm khi bắt đầu vào thí nghiệm và sau khi kết thúc.
Thì ra, ở tất cả những người thực hiện bài tập rèn luyện sự dẻo dai đều ghi nhận được sự tăng độ dài của telomere, là chất có tác động bảo vệ DNA không bị tổn thương trong quá trình nhân bản nhiễm sắc thể, ngoài ra còn ghi nhận được sự tăng cường hoạt động của telomerase, chuyên đảm nhiệm việc phục hồi telomere. Các bài tập rèn luyện sức mạnh không mang lại hiệu quả này. Theo các nhà khoa học, hoạt động thể chất ảnh hưởng đến mức độ oxit nitric trong mạch máu, dẫn tới việc cải thiện hoạt động của tế bào.