Sergei Devyatov: Đội cảnh vệ Stalin đã sẵn sàng chiến đấu gần đại sứ quán ở Tehran

Ngày 28 tháng 11 năm 2018 đánh dấu kỷ niệm 75 năm kể từ khi khai mạc Hội nghị Teheran năm 1943 - cuộc hội đàm đi vào lịch sử thế giới giữa Tam cường (Liên bang Xô Viết, Mỹ và Anh) có sự góp mặt của Iosif Stalin, Franklin Roosevelt và Winston Churchill.
Sputnik

Tại Hội nghị, các nhà lãnh đạo đã thảo ra và thông qua kế hoạch cụ thể cho cuộc chiến chống lại Phát xít Đức và đồng minh, cũng như tạo cơ sở cho việc gìn giữ trật tự thế giới sau khi kết thúc thế chiến. Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, ông Sergey Devyatov, Cố vấn của Cơ quan bảo vệ Liên bang Nga, nói về các hoạt động đảm bảo an toàn cho phái đoàn Liên Xô tại Hội nghị Tehran.

Sergei Devyatov

Tehran đã là một trong những địa điểm phức tạp nhất vào những năm đầu của Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Các cơ quan tình báo Đức và nhiều tổ chức ủng hộ Đức quốc xã đã hoạt động rất tích cực ở đó. Ngoài ra còn có khá nhiều nhân vật vận động hành lang nhằm củng cố, bảo vệ lợi ích của Hitler, bao gồm cả những quan chức cao cấp trong chính quyền của nhà vua Iran Mohammed Reza Pahlavi trẻ tuổi. Trong mọi trường hợp, đã có mối đe dọa từ vây cánh này. Đây là lý do tại sao vào ngày 25 tháng 8 năm 1941, hai nước đồng minh đã thông qua quyết định đưa quân vào lãnh thổ Iran  — Liên Xô ở phía bắc và quân đội Anh ở phía nam. Khu vực phân chia trách nhiệm giữa Hồng quân và quân đội Anh nằm ở phía nam Tehran.

Vấn đề tổ chức cuộc hội đàm của "ba cường" đã được thảo luận nhiều lần. Vào mùa hè năm 1943, nhu cầu tổ chức cuộc gặp của ba nhà lãnh đạo liên minh chống Hitler đã trở nên cấp bách hơn. Các bên cần phải thảo luận các vấn đề cụ thể. Khi đó các bên đã quyết định tổ chức cuộc hội đàm tại Tehran. Trước hết bởi vì quân đội Liên Xô đã kiểm soát Tehran. Thứ hai, bởi vì ở đó có các đại diện của cơ quan tình báo hải ngoại Liên Xô và những tình báo viên thường trú ở Iran. Thứ ba, Tehran là một điểm tương đối thuận tiện để tiếp nhận tất cả những người tham gia hội nghị.

Các cơ quan an ninh của Liên Xô phải đối mặt với những nhiệm vụ rất phức tạp. Trước hết cần phải đưa các thành viên ban lãnh đạo cao nhất của Liên Xô đến Iran. Đây là lần đầu tiên Stalin ra nước ngoài với tư cách nhân vật số 1 của Liên Xô, đặc biệt vì chuyến đi này được thực hiện trong điều kiện chiến tranh. Hơn nữa, cơ quan tình báo của Đức Quốc xã ngay lập tức nhận được thông tin rằng một sự kiện lớn như vậy sẽ được tổ chức ở Iran. Phía Đức bắt đầu chuẩn bị những hành động để thực hiện âm mưu ám sát ba nhà lãnh đạo của các cường quốc tham gia liên minh chống Hitler. Nói cụ thể hơn, tổ chức cuộc tấn công và, nếu có thể, ám sát Stalin, Roosevelt và Churchill. Hơn nữa, một nhóm lính đặc nhiệm Đức đã đổ bộ ở khu vực miền núi cách Tehran 70 km. Vì vậy, khi đó đã có nguy cơ thực tế làm thay đổi quá trình Chiến tranh thế giới thứ hai. Cần lưu ý rằng, cơ quan tình báo hải ngoại Liên Xô đã hoạt động hiệu quả: nhóm lính đặc nhiệm Đức đã bị phát hiện và bị bắt giữ. Chúng đã sử dụng các loại phương pháp ngụy trang những vẫn không thể làm gì cả.

Trong quá trình chuẩn bị Hội nghị, trên lãnh thổ Tehran và các vùng lân cận đã phát hiện và vô hiệu hóa khoảng 160 điệp viên và lính đặc nhiệm của nước Đức Quốc xã.

Đài tưởng niệm Stalin - ký ức về thành tựu quá khứ hay lời nhắc nhở về tội ác đã vi phạm?

Một trong những nhiệm vụ của cơ quan an ninh nhà nước là vận chuyển tất cả các phương tiện cần thiết để tổ chức hội nghị, để bảo vệ nơi tạm trú và tạo điều kiện cần thiết cho người đứng đầu nhà nước và các thành viên trong đoàn. Kể cả vận chuyển chiếc bàn đàm phán lớn từ Liên Xô sang Iran. Đa số thực phẩm đã được mang đến từ Liên Xô, ngoại trừ thực phẩm rất dễ bị hư hỏng. Ở ngoại ô Tehran các chuyên gia đã xác định các nguồn nước sạch. Khi đó đã có lệnh nghiêm cấm sử dụng đường ống dẫn nước vì không loại trừ khả năng nguồn nước bị ngộ độc. Mấy chiếc xe ô tô đã được đưa ra khỏi nhà để xe đặc biệt của điện Kremlin và được vận chuyển đến Tehran để phục vụ cho những người tham gia hội nghị. Khi đó, rất nhiều nhân viên an ninh quốc gia Liên Xô đã hiện  diện ở thủ đô Iran. Vì thế đã thành lập một hệ thống đặc biệt để bảo đảm hoạt động bình thường của họ.

Đã có mấy phương án lựa chọn về bố trí chỗ ở cho các đoàn đại biểu ở Tehran.Tất nhiên, theo quan điểm của các cơ quan đặc nhiệm, phương án bố trí nơi ở tạm tại đại sứ quán của nước mình là an toàn nhất. Các ngôi nhà đại sứ quán của Liên Xô và Anh nằm gần nhau, còn đại sứ quán Mỹ cách đó một cây số rưỡi. Vành đai an ninh của đại sứ quán Liên Xô đã được tăng cường, các ngôi nhà được bao quanh bởi bức tường gạch đá cao ba mét. Bức tường cao là cần thiết để cài đặt các cảm biến, hệ thống kiểm soát những người tiếp cận hàng rào, cũng như để sắp xếp các trạm gác. Có cả 200 xạ thủ Liên Xô trực sẵn sàng chiến đấu. Ngay cả những sĩ quan dự bị đang hiện diện trên lãnh thổ đại sứ quán cũng đã nhận vũ khí và đã sẵn sàng chiến đấu. Tại đại sứ quán đã đặt các lều bạt và bố trí  bếp dã chiến. Tất cả các biện pháp này có mục đích không chỉ ngăn chặn vụ mưu sát và hành động khủng bố, mà còn tạo khả năng giành phần thắng trong cuộc đụng độ vũ trang.

Đưa phái đoàn Liên Xô do Stalin đứng đầu đến dự Hội nghị thượng đỉnh là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Vào ngày 22 tháng 11, chuyến tàu đặc biệt đã rời khỏi Matxcơva đưa phái đoàn đến Baku, thủ đô Azerbaijan. Tại đó, các thành viên phái đoàn đã lên máy bay để bay đến Tehran. Hội nghị Tehran là trường hợp duy nhất khi Stalin đi máy bay.

“Cái bóng” của Lenin: Vì sao Stalin lên đến đỉnh cao quyền lực

Tại Tehran, các chiếc xe tải đã chặn lối ra vào các đường phố mà  những người đứng đầu nhà nước đi từ sân bay. Trên địa bàn Tehran, bao gồm cả lãnh thổ sân bay, đã bố trí các đơn vị NKVD (lực lượng thuộc bộ nội vụ Liên Xô) và các đơn vị quân đội. Trên các tuyến đường đã kiểm tra tất cả những người đáng nghi ngờ. Đường phố giữa đại sứ quán Liên Xô và đại sứ quán Anh đã được ngụy trang bằng lưới. Thành phố Tehran được chia thành các khu, đã thành lập ban tham mưu bảo đảm tương tác ở cấp độ các cơ quan quân sự và đặc nhiệm. Đã bố trí các trạm gác với sự tham gia của các sĩ quan quân đội và cơ quan đặc nhiệm kiểm tra các lối ra vào và đón tiếp các phái đoàn, cũng như các nhà báo, phóng viên ảnh và nhà quay phim.

Vào ngày đầu tiên, sau khi kết thúc cuộc gặp của các đại diện Liên Xô và Mỹ, Stalin đã nói với Roosevelt rằng, trong bối cảnh phức tạp này nhà lãnh đạo Mỹ nên dừng chân tại đại sứ quán Liên Xô, tại đó ông sẽ được bảo vệ vững chắc khỏi những mối nguy hiểm có thể xảy ra, đặc biệt là đại sứ quán Liên Xô đã chuẩn bị các phòng dành riêng cho ông. Roosevelt là người khuyết tật và phía Liên Xô đã làm mọi thứ để khiến Tổng thống Mỹ cảm thấy thoải mái. Và Roosevelt đã đồng ý. Kết quả là, Stalin và Roosevelt đã có cơ hội thảo luận một số vấn đề nhất định khi Churchill vắng mặt. Tất nhiên, đối với Churchill đây là một cú đấm mạnh mẽ vào chính sách đối ngoại. Lập trường của Mỹ rõ ràng là hợp lý hơn so với quan điểm của Churchill, người chống lại Liên Xô. Khi đó Churchill rất khó chịu. Theo những người tham dự các cuộc gập, ông đã nói rằng, Hội nghị đã kết thúc trước khi bắt đầu — Stalin đã "bỏ nó" vào túi mình.

Hầu như tất cả những nhân viên của cơ quan mật vụ/cảnh vệ đặc biệt tham gia chuẩn bị và tiến hành Hội nghị Tehran đã được tặng phần thưởngcao quý và huân chương của nhà nước. Có chú ý đến việc khi đó các cơ quan đặc nhiện thiếu kinh nghiệm mà phải hoạt động trong điều kiện hết sức khó khăn, những biện pháp an ninh phải được đánh giá cao nhất. Nếu đánh giá kết quả Hội nghị từ quan điểm chính trị, thì đối với Liên Xô kết quả là rất tốt.

Thảo luận