Phải chăng Trung Quốc cóp bài Mỹ khi xây dựng độc quyền về “Dầu mỏ của thế kỷ 21”

Công ty Trung Quốc “Tianqi Lithium Corp” chuyên sản xuất lithium đã khép lại giao kèo về mua lại cổ phần trong công ty khai thác mỏ ở Chile. Như vậy, Trung Quốc ngày càng tiến gần hơn đến vị trí độc quyền trên thị trường khai thác lithium.
Sputnik

Thứ kim loại quý hiếm này được mệnh danh là "dầu mỏ của thế kỷ 21" vì nó được sử dụng trong pin ắc-quy, cung cấp năng lượng gần như cho tất cả các sản phẩm điện tử, từ máy tính và điện thoại thông minh cho đến ô tô điện.

Ai sẽ được nhận “dầu mỏ trắng” từ Cộng hòa Séc?
Việc mua lại 23,77% cổ phần của Công ty Sociedad Quimica y Minera de Chile SA (SQM) với giá 4 tỷ USD đã khiến "Tianqi Lithium Corp" gặp không ít phiền toái. Nhưng cuộc chơi cũng đáng giá. SQM là nhà sản xuất lithium lớn nhất thế giới, công ty chiếm gần ¼ sản lượng khai thác toàn cầu. Còn một phần lớn thuộc về "gã khổng lồ lithium" thứ hai  là công ty  "Albemarle Corp" của Australia, mà "Tianqi Lithium Corp" cũng có cổ phần trong đó. Nếu tính chung vào đây cả phần khai thác của "Tianqi Lithium Corp" thì hóa ra công ty Trung Quốc là người kiểm soát 70% thị trường toàn cầu về thứ kim loại quý này.

Đồng thời, bản thân Trung Quốc cũng giàu lithium. Nước này sở hữu trữ lượng tài nguyên lithium lớn thứ năm trên thế giới, tuy nhiên 80%  nhu cầu tiêu thụ của Trung Quốc là kim loại nhập ngoại. Vậy tại sao Trung Quốc tích cực đến thế để mua lại các mỏ lithium ở nước ngoài và nhập khẩu mặt hàng này?

Trung Quốc là nhà sản xuất điện tử, điện thoại thông minh, máy tính và xe ô tô điện, xe đạp điện tầm cỡ toàn cầu. Để xuất xưởng tất cả các sản phẩm này đòi hỏi phải có lithium. Dự trữ tại chỗ của Trung Quốc không đủ để đáp ứng nhu cầu toàn cầu, thậm chí nếu chỉ tính riêng cho xe ô tô điện, — ông Liu Ying chuyên gia Viện Nghiên cứu Tài chính Trùng Dương (Chongyang) thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc giải thích trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.

Iphone sẽ chuyển nhà máy về Việt Nam?

"Thứ nhất, nhu cầu về lithium là tầm toàn cầu, không chỉ riêng Trung Quốc cần đến nó. Trong chừng mực  Trung Quốc là một công xưởng thế giới, cần thiết đáp ứng không chỉ nhu cầu trong nước về thứ kim loại này, mà còn phải sử dụng nó trong các sản phẩm đang bán chạy trên khắp thế giới. Từ góc độ quan điểm đó, này, mặc dù Trung Quốc có trữ lượng lithium khá lớn nhưng rõ ràng vẫn không đủ để đáp ứng cho mọi nhu cầu sản xuất. Ví dụ, BMW và Tesla mở sản xuất xe điện ở Trung Quốc, Huawei, Apple và các nhà sản xuất điện thoại thông minh khác cho ra sản phẩm cũng tại Trung Quốc, và sau đó đem bán trên toàn cầu. Trung Quốc đã trở thành thủ lĩnh thế giới về sản xuất ô tô dùng nguồn năng lượng mới. Các nhà sản xuất lithium nước ngoài rất quan tâm đến việc hợp tác với các doanh nghiệp Trung Quốc. Bởi  nhu cầu về sản phẩm Trung Quốc kéo theo lên giá nguyên liệu thô, vì vậy các công ty khai thác lithium từ các nước cũng thu thêm lợi nhuận. Đây là ví dụ kinh điển về hoạt động của chuỗi giá trị thế giới, tương hỗ liên kết với nhau".

MEPhI tìm lối tiếp cận mới chế tạo pin vĩnh cửu tuổi thọ 100 năm
Khai thác lithium Chile và cung cấp nó cho Trung Quốc đảm bảo để Trung Quốc có nguyên liệu sản xuất pin, ăc-quy. Và sau đó các loại pin ắc-quy này dùng trong điện thoại thông minh, xe hơi trên khắp thế giới. Đó là chu trình hợp tác chặt chẽ của  dây chuyền sản xuất toàn cầu, chuỗi giá trị và nguồn cung cấp. Và quá trình đó hướng tới đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng cuối cùng trên toàn hành tinh". Nhưng còn có những lý do khác khiến Trung Quốc nhập khẩu nguyên liệu quý.  Khai thác lithium là không an toàn dưới góc độ sinh thái học. Chẳng hạn, theo dữ liệu của báo kinh doanh Tzaisin, vài năm trước đây, ở tỉnh Tứ Xuyên cách không xa mỏ lithium lớn nhất được khám phá Tszyazik đã xảy ra dịch toi khiến gia súc chết hàng loạt.  Theo nhận xét của nhiều phương tiện truyền thông, khi  phát triển mỏ này dẫn đến việc phát thải các chất độc hại vào con sông địa phương. Không chỉ cá trong các khu chứa nước nổi bụng trắng, mà cả những con gia súc uống nước từ sông cũng lăn ra chết…Một điểm khác cũng quan trọng: các mỏ  lithium lớn nhất ở Trung Quốc nằm ở vị trí  địa lý không thuận tiện. Các hồ muối lithium có ở Thanh Hải và Tây Tạng, theo những ước tính khác nhau, chiếm tới 80% trữ lượng kim loại này trong toàn quốc. Thế nhưng mỏ đều nằm ở vùng núi xa hẻo lánh, nơi liên kết giao thông còn kém phát triển. Do đó, thiết lập quy trình khai thác công nghiệp tại các mỏ này rất tốn kém. Hóa ra nhập khẩu còn rẻ hơn.

Tại sao Mỹ muốn đẩy Huawei ra khỏi khu vực Thái Bình Dương?
Ngoài ra, yêu cầu quan trọng đối với Trung Quốc là kiểm soát thị trường thế giới về thứ nguyên liệu thô cần cho toàn cầu. Đã có thời Hoa Kỳ áp dụng  chiến lược tương tự đối với dầu mỏ. Trong suốt thời gian dài, Mỹ là nước nhập khẩu lớn nhất về dầu mỏ, trong khi trữ lượng nguyên liệu của chính Hoa Kỳ vẫn còn nguyên. Khi giá dầu bắt đầu đi xuống còn các nước OPEC bắt đầu cắt giảm sản xuất để duy trì giá, Hoa Kỳ bắt đầu tăng khai thác và xuất khẩu dầu của nước mình. Bằng cách như vậy, Mỹ từng bước chiếm lĩnh thị phần vốn từng thuộc OPEC và có khả năng kiểm soát định đoạt giá cả.

Chuyên gia khoa học Liu Ying từ Viện Nghiên cứu Tài chính Trùng Dương (Chongyang) của Đại học Nhân dân Trung Quốc tin chắc rằng nhu cầu về lithium sẽ chỉ ngày càng tăng trong tương lai. Thế giới đang dần dần từ bỏ dầu mỏ mà thiên về các nguồn năng lượng mới, chủ yếu là điện. Trong khi đó, người ta chưa phát minh ra cái gì tốt tương tự như lithium để sản xuất các loại pin. Vì vậy, quả thực lithium có thể chiếm ngôi vị "dầu mỏ của thế kỷ 21". Và trở thành nhà độc quyền trên thị trường này là  viễn cảnh rất hấp dẫn. Thêm vào đó, lithium trên Trái đất ít hơn nhiều so với hydrocacbon.

Thảo luận