Trong tương lai gần, sức mạnh chiến đấu của đội quân đổ bộ đường không Nga sẽ được tăng lên rõ rệt. Theo lời Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu, trong lực lượng này đang hình thành các đơn vị loại mới, sẽ nâng đội quân lên cùng cấp độ cơ động và hiệu quả ngang tầm với đối thủ tiềm năng.
"Trong điều kiện hiện đại, các quân đội nước ngoài hàng đầu đang dành nhiều chú ý phát triển những thành tố cơ động có khả năng nhanh chóng điều chuyển trên cự ly xa và độc lập tác chiến", — Bộ trưởng nhấn mạnh.
Trong thành phần của lính dù sẽ gồm cả cơ cấu hàng không quân đội và phòng không. Điều chính yếu là từ nay lính dù sẽ nhận được trực thăng "của riêng mình" với những công năng khác nhau nhất chứ không luôn phải yêu cầu sự hỗ trợ từ lực lượng Không quân-Vũ trụ như trước nữa. (Nhân dây cần nói thêm, cùng một vấn đề như vậy đang hiện hữu với các đơn vị đặc nhiệm của QĐND Việt Nam, như các nguồn lực quân sự trong nước cho biết).
"Hiệnnay đangthựchiện ý tưởng trở lại vớimô hìnhcác đơn vị Dù thờiXô-viết, nhưng trên cơ sở kỹ thuật mới, tốitânhơn. Thựctếlà đangtạolậpcác đơnvị đườngkhônghỗnhợpvớiphươngtiệnvậntải-chiến đấu cơ bảnlà trực thăng. Trước đây trongthànhphầncác đơnvịnhư vậygồm trựcthăngtrinh sát (bao gồm cả trinh sát bức xạ và hóa học), cũng như trực thăng hiệuchính", — chuyên gia quân sự, TBT tạp chí "Những kho tàng của Tổ quốc", ông Viktor Murakhovsky nói với Sputnik.
Vào những năm 1980, trong quân đội Xô-viết đã thành lập các lữ đoàn quân đổ bộ-tấn công. Mỗi lữ đoàn sở hữu một nhóm không quân gồm hai trung đoàn trực thăng. Còn những quân đoàn riêng biệt thì trong thành phần có một trung đoàn đổ bộ-tấn công đường không và một trung đoàn trực thăng, có khả năng chuyển nhóm Dù trên không trung trong chuyến bay. Bố trí như vậy đảm bảo tính sẵn sàng chiến đấu và tính cơ động chiến thuật của đơn vị. Tuy nhiên, Liên Xô không đủ vũ khí và trang bị đã tối ưu hóa để sử dụng trong các đơn vị cơ động đường hàng không.
Bây giờ, ngành công nghiệp quốc phòng Nga đã tạo ra khá đủ các loại vũ khí và trang thiết bị mới, đặc biệt được "mài sắc" dành cho các đơn vị như vậy. Chẳng hạn, dành cho lính dù đã có biến thể của trực thăng Mi-8AMTSh-VN được chế tạo đặc biệt. Máy bay trực thăng sẽ được sử dụng như một phương tiện giao thông, nhưng đồng thời cũng là cỗ máy hỏa lực đáng gờm với trang bị tên lửa siêu thanh, tên lửa không điều khiển và một số súng máy cỡ nòng lớn. Sàn buồng lái và khoang hàng được bọc thép, bên trong lót vật liệu cường độ cao — sợi tổng hợp para-aramid Kevlar. Phòng trường hợp "hạ cánh cứng" bất thường, có ghế ngồi hấp thụ năng lượng dành cho lính dù. Đến giữa những năm 2020, lực lượng đổ bộ đường không của Nga sẽ nhận được mẫu trực thăng hoàn toàn mới — "xe tấn công biết bay ".
Lực lượng Dù sẽ được cấp cả các phương tiện thiết giáp. Về nguyên tắc, lính dù có "Sprut" — xe tăng lội nước lưỡng thể hạng nhẹ với trang bị y như xe tăng chiến đấu cơ bản. Nhưng ngày nay, chỉ một mẫu "Sprut" là không đủ. Quân đổ bộ đường không sẽ có T-72B3 của riêng họ. Đến cuối năm 2018, trong hai sư đoàn Dù tấn công sẽ xuất hiện những tiểu đoàn tăng (tới 40 xe tăng), còn các lữ đoàn đổ bộ-không kích sẽ nhận được các đại đội xe tăng (13 xe tăng). Và sẽ không cần củng cố các đơn vị đổ bộ bằng xe bọc thép của lục quân. Có xe tăng "đầy đủ giá trị" của riêng mình, lính dù được nâng cao đáng kể về sức mạnh và hiệu quả hỏa lực ở bất kỳ khu vực xung đột vũ trang. Tất nhiên, chiếc T-72B3 46 tấn sẽ không "nhảy dù". Các thí nghiệm đã chứng tỏ rằng: cỗ xe đắt giá không dành cho phương án như vậy bởi có nguy cơ bị vỡ. Lính tăng-đổ bộ sẽ đến đích bằng máy bay vận tải hạng nặng dỡ hàng bằng phương pháp hạ cánh trên nền tảng đường sắt hoặc hành quân bộ đến điểm ấn định.