Các nhà khoa học tìm thấy cóc có sừng và cá da trơn hình bánh kếp ở vùng gần sông Mê Kông

MATXCƠVA (Sputnik) - Các nhà khoa học đã phát hiện 157 loài động vật và thực vật mới sinh sống dọc theo sông Mê Kông ở Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam, trong đó lạ lùng nhất là cóc có sừng, cá da trơn có hình bánh kếp và rắn bùn, theo như báo cáo của Quỹ Thiên nhiên Thế giới (WWF) Nga.
Sputnik

"Trong bản báo cáo mang tên "Những loài động thực vật mới của khu vực" có mô tả ba loài động vật có vú, 23 loài cá, 14 loài lưỡng cư, 26 loài bò sát và 91 loài thực vật do các nhà khoa học ở Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam tìm ra" — thông cáo cho biết. 

​Trong danh sách những động thực vật mới phát hiện ra có một con dơi và một con cá trê có hình bánh kếp từ Myanmar, một loài tre từ vùng núi Cardamom của Campuchia, một con cóc bé tẹo từ Việt Nam, mí mắt của nó giống cặp sừng, vì thế được đặt tên là "Cóc từ Trung Địa", một con tắc kè từ Thái Lan có hai vạch kéo dài từ mặt tới đỉnh đuôi, rắn bùn từ Myanmar, một loài khỉ vượn, lập tức được đưa vào danh sách một trong 25 loài linh trưởng đang bị đe dọa tuyệt chủng trên hành tinh. 

​"Còn nhiều loại động thực vật vẫn đang đợi chúng ta khám phá, và tiếc là nhiều loài sẽ biến mất trước khi điều này xảy ra. Việc đảm bảo tồn tại cho động vật hoang dã nhờ các khu bảo tồn, cùng với những nỗ lực đóng cửa chợ đen chuyên buôn bán động vật và thực vật là những yếu tố rất quan trọng để bảo vệ tính đa dạng của động vật hoang dã vùng sông Mê Kông", — giám đốc bảo vệ môi trường của WWF tại Châu Á và Thái Bình Dương, ông Stuart Chapman nhận định.

Thảo luận