Hoa Kỳ không giữ lời hứa về bất cứ điều gì

Mỹ trục xuất người nhập cư gốc Việt và nền kinh tế Việt Nam, cuộc chiến chống buôn người, quan hệ quốc tế và nền thể thao - đây chỉ là một số trong những chủ đề báo chí và thông tin về Việt Nam trên những phương tiện truyền thông nước ngoài trong tuần qua.
Sputnik

Chúng tôi gửi tới bạn đọc chuyên mục "Việt Nam trên báo chí nước ngoài".

Mỹ sẽ không trục xuất những người Việt nhập cư
Vào tuần này hai chủ đề về Việt Nam phổ biến nhất trên báo chí nước ngoài là số phận của những người nhập cư gốc Việt tại Hoa Kỳ và trận chung kết AFF Cup 2018 giữa Việt Nam với Malaysia. Rất nhiều phương tiện truyền thông đưa tin về việc Tổng thống Trump lại một lần nữa thay đổi lập trường, không thực hiện các thỏa thuận đạt được trước đây. Nội dung này được phản ánh đầy đủ nhất trên tờSnopes. Đây là lần thứ hai, chính quyền Trump tuyên bố có ý định xem xét lại thỏa thuận năm 2008 giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, không trục xuất những người nhập cư Việt Nam đến Mỹ trước khi khôi phục quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Việt Nam vào năm 1995. Chính sách trục xuất những người nhập cư gốc Việt đã bắt đầu vào tháng 4 năm 2017, nhưng, Tổng thống buộc phải thay đổi lập trường vì hành động đó đã gây ra phản ứng tiêu cực và khiến đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam quyết định từ chức. Theo Viện nghiên cứu chính sách nhập cư, sau khi chính phủ miền Nam Việt Nam sụp đổ năm 1975, đã có 3 làn sóng người Việt di cư vào Hoa Kỳ. Đổi lấy việc Việt Nam nhận lại người Việt bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ vì các hành động tội phạm, Hoa Kỳ cam kết không trục xuất (một phần) những người Việt Nam đã đến Mỹ trước ngày 12 tháng 7 năm 1995. Bây giờ Washington tin rằng thỏa thuận năm 2008 không thể bảo vệ những người gốc Việt nhập cư sau năm 1995 khỏi khả năng bị trục xuất. Điều này sẽ áp dụng cho những người gốc Việt không có giấy tờ hoặc đã phạm tội, và sẽ không áp dụng cho những người đã trở thành công dân Mỹ.

"Bắc Triều Tiên ngầm xin lỗi Việt Nam về vụ ám sát ông Kim Jong-nam"
Báo Anh Telegraph cho biết rằng, Việt Nam bày tỏ sự quan tâm đến việc tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh thứ hai giữa Kim Jong-un và Donald Trump, và trích dẫn câu nói của một quan chức cấp cao Hàn Quốc: Bắc Triều Tiên đã "xin lỗi" về vụ cô Đoàn Thị Hương bị lôi kéo tham gia ám sát Kim Jong-nam, người anh cùng cha khác mẹ của lãnh đạo Kim Jong-un.

Báo chí thế giới tiếp tục phản ánh những yếu tố giúp Việt Nam hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. The Phnom Penh Post trích dẫn bản báo cáo của Anh "Hiểu biết kinh tế: Đông Nam Á" cho biết rằng, mặc dù tốc độ tăng trưởng có xu hướng chậm lại, trong năm tới Việt Nam vẫn sẽ vào top 10 nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Tờ báo Malaysia The Star viết rằng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lợi dụng bối cảnh cuộc chiến thương mại ngày càng căng thẳng để nâng cao uy tín của đất nước với tư cách nhà sản xuất và nhà xuất khẩu, bán mọi thứ từ giày dép đến điện thoại thông minh. Kim ngạch thương mại của Việt Nam lớn gấp khoảng 2 lần so với tổng sản phẩm trong nước — nhiều hơn bất kỳ quốc gia châu Á nào khác, ngoại trừ Singapore. Lợi thế của Việt Nam là lao động giá rẻ, nguồn nhân lực, sự  tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do, đầu tư nước ngoài lớn, vị trí địa lý thuận lợi, đặc biệt là gần Trung Quốc, việc duy trì sự ổn định chính trị, tình hình trong nước và thị trường tiền tệ.

South China Morning Post trong một bài viết dài về chủ đề này lập luận rằng, sự cạnh tranh đang gia tăng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc làm thay đổi mối quan hệ của Việt Nam với người láng giềng phía bắc và cho phép Hà Nội đa dạng hóa quan hệ kinh tế và quan hệ trong lĩnh vực an ninh. Trong mối quan hệ thương mại, Việt Nam được hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và đang thu hút các nhà sản xuất tìm cách tránh mọi mức thuế quan. Nhưng có một mối nguy hiểm là, càng có nhiều nhà sản xuất Trung Quốc chuyển sang Việt Nam do cuộc chiến thương mại, thì nguy cơ Washington áp dụng các biện pháp chống lại hàng hóa Việt Nam càng cao. Trong lĩnh vực an ninh, Hà Nội đang tăng cường quan hệ quốc phòng với nhiều cường quốc, trong đó có Hoa Kỳ, và điều đó hạn chế những nỗ lực của Trung Quốc nhằm thay đổi hiện trạng ở Biển Đông, tờ báo viết.

Các công ty Trung Quốc không dễ dàng sắp xếp những việc làm ở Việt Nam

Tờ Al-Masdar News, trích dẫn bài viết trên báo chí Nga cho biết rằng, Việt Nam sẽ không mua thêm hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn SPYDER của Israel. Theo các chuyên gia quân sự, thiết bị này không chịu đựng được khí hậu nhiệt đới độ ẩm cao và gặp nhiều trục trặc. Richmond News viết về tổ chức phi lợi nhuận Blue Dragon từ Hà Nội giúp giải cứu nhiều phụ nữ và trẻ em gái thoát khỏi cảnh hôn nhân cưỡng ép hoặc nô lệ tình dục ở Trung Quốc. Và USA TODAY trích dẫn nhiều lời bình luận phản đối, chỉ trích Hoa hậu Mỹ vì chê trình độ tiếng Anh của đại diện Việt Nam H'Hen Niê tại Miss Universe 2018.

Bây giờ chúng tôi khép lại mục điểm báo bằng thông tin về bóng đá. FOX Sports Asia có bài phân tích ĐT Việt Nam phải có lối chơi như thế nào để giành chiến thắng, còn báo chí Malaysia  phỏng vấn các cầu thủ xuất sắc trong đội tuyển nước này, những người quyết tâm không cho phép "Rồng vàng"giành chiến thắng.

Sputnik Việt Nam tin tưởng ĐT Việt Nam sẽ giành chiến thắng!

Thảo luận