Chuyên gia về kế hoạch của Nhật Bản phát triển tàu sân bay hạng nhẹ

Vào tuần này, nội các Nhật Bản đã phê duyệt kế hoạch nâng cấp hai chiến hạm chở trực thăng lớp Izumo thành tàu sân bay để triển khai tiêm kích tàng hình F-35B.
Sputnik

Kế hoạch này khó có thể được gọi là bất ngờ. Ngay sau khi Nhật Bản bắt đầu chế tạo hai chiếc tàu loại này, các chuyên gia đã thấy rõ rằng, các đặc điểm và thiết bị của chúng rất giống tàu sân bay hạng nhẹ trong thành phần hạm đội của một số nước châu Âu, chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin nhận xét trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.

Tàu sân bay trực thăng Nhật, chiến hạm Anh đi qua Biển Đông
Ví dụ, thiết kế và kích thước của tàu sân bay lớp Izumo rất giống tàu sân bay hạng nhẹ Cavour của Ý có khả năng chở tới 30 thiết bị bay — trực thăng và máy bay hạ hay cất cánh thẳng đứng hoặc đường băng ngắn. Hơn nữa, có khả năng hai chiếc tàu sân bay trực thăng loại Hyuga có kích thước nhỏ hơn một chút, được chế tạo trước Izumo, cũng có đặc điểm tương tự như vậy.

Sự xuất hiện của các hàng không mẫu hạm đầu tiên trong thành phần lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản sẽ tăng cường khả năng thực hiện các hoạt động ở Thái Bình Dương. Nhật Bản sẽ biến thành một cường quốc hải quân, và hạm đội Nhật Bản sẽ là một lực lượng độc lập, mà không chỉ bổ sung cho Hải quân Hoa Kỳ. Về mặt quân sự và kỹ thuật, quyết định này củng cố những thay đổi đã xảy ra trong pháp luật Nhật Bản cho phép mở rộng các hoạt động tự vệ và tham gia vào cuộc chiến để bảo vệ nước đồng minh.

Hạm đội Nhật Bản được đổi mới có thể đóng vai trò quan trọng hơn khi thực hiên nhiệm vụ bảo vệ các đảo Nhật Bản và các tuyến đường biển đóng vai trò chiến lược. Nhờ đó, một phần của Hải quân Hoa Kỳ sẽ có khả năng mở rộng hành động chống lại Trung Quốc, cũng như, ở mức độ thấp hơn, chống lại Nga trong trường hợp xảy ra xung đột giả định giữa các cường quốc.

Nhật Bản quyết “nắn gân” Trung Quốc bằng tập trận tàu ngầm ở Trường Sa

Hạm đội Nhật Bản sẽ có khả năng hành động độc lập trên các tuyến đường biển của Trung Quốc. Tuy nhiên, xét theo mọi việc, khi lập kế hoạch quốc phòng, Trung Quốc đã tính đến việc Nhật Bản sắp sở hữu  các hàng không mẫu hạm hạng nhẹ có thể mang theo máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm. Rất có thể chính bởi vậy Trung Quốc đã quyết định tạo ra máy bay chiến đấu trên hạm J-31 đầy hứa hẹn. Loại máy bay này có khả năng hoạt động tương đương với F-35C của Mỹ và có thể được sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ phòng không trong thành phần hạm đội Trung Quốc.

Tuy nhiên, Trung Quốc không có ý định tham gia vào cuộc đối đầu "tàu sân bay chống lại tàu sân bay". Nhiều khả năng Bắc Kinh sẽ tăng cường đầu tư vào "giải pháp bất đối xứng". Ví dụ, hiện đại hóa và phát triển các tên lửa chống hạm đạn đạo mới, tên lửa chống hạm hành trình tầm xa, ngư lôi có cánh và tàu ngầm phi hạt nhân. Đầu tư như vậy sẽ là cần thiết bởi vì các tàu sân bay Nhật Bản sẽ đóng vai trò quan trọng trong bất kỳ cuộc xung đột nào có thể xảy ra ở Biển Đông và xung quanh Đài Loan.

Thảo luận