Việt Nam hưởng lợi lớn từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung

Theo tạp chí Forbes, Việt Nam có thể sẽ được hưởng lợi lớn từ cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, dù không phải một sớm một chiều, VOV cho biết.
Sputnik

Tạp chí danh tiếng Forbes vừa đăng tải bài viết của tác giả Ralph Jennings — chuyên viết các tuyến bài về kinh tế khu vực châu Á — về cục diện chiến tranh thương mại Mỹ — Trung, trong đó nêu rõ Việt Nam có thể sẽ được hưởng lợi lớn từ cuộc đối đầu này, dù không phải ngay bây giờ.

Hoa Kỳ không giữ lời hứa về bất cứ điều gì

Theo phân tích của Forbes, tranh chấp thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc trong năm 2018 gây cản trở lớn tới xuất khẩu của Trung Quốc. Hàng rào thuế quan Mỹ áp đặt lên 250 tỷ USD hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc được coi là một đòn đau giáng xuống các nhà máy sản xuất của Trung Quốc đang phục vụ người tiêu dùng Mỹ.

Bên cạnh căng thẳng thương mại với Mỹ, Trung Quốc còn đang phải cạnh tranh với Việt Nam bởi đây là quốc gia có lực lượng lao động dồi dào, chi phí rẻ hơn.

Theo nhận định của Forbes, Thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn của nhiều công ty đa quốc gia bởi có nhiều thuận lợi để xuất khẩu hàng hóa mà không phải chịu thuế.

Dây chuyền sản xuất thiết bị điện tử tại Công ty TNHH Bluecom Vina, 100% vốn đầu tư của Hàn Quốc, tại khu công nghiệp Tràng Duệ (Hải Phòng).

Chính phủ Việt Nam đã và đang tích cực cải cách thủ tục hành chính nhằm thu hút đầu tư nước ngoài nhiều hơn, đảm bảo chi phí lao động thấp hơn Trung Quốc. Bên cạnh đó, Việt Nam đang trong quá trình ký kết một số thỏa thuận thương mại tự do quan trọng, trong đó có Hiệp định EVFTA và CPTPP.

Bắc Kinh biến Việt Nam thành "sân sau": Nguy cơ đáng sợ về hàng hoá, đầu tư từ Trung Quốc
Forbes dẫn báo cáo của Vietnam Investment Review cho hay, Foxconn Technology — một trong những công ty lắp ráp gia công đồ điện tử lớn nhất thế giới (bao gồm cả iPhone), có thể sẽ tìm đến thị trường Việt Nam. Công ty Đài Loan này hiện đang điều hành một loạt các nhà máy lớn ở Trung Quốc, và đang đàm phán với chính quyền thành phố Hà Nội về việc thành lập một nhà máy iPhone để giảm tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ — Trung.

GoerTek — công ty có trụ sở tại Trung Quốc — cũng có kế hoạch chuyển sản xuất tai nghe không dây từ Trung Quốc sang Việt Nam để tránh căng thẳng thương mại leo thang.

Trước đó, hồi tháng 8, nhà sản xuất phụ tùng xe đạp Trung Quốc Hl Corp chia sẻ với các nhà đầu tư rằng thuế quan cũng ảnh hưởng đến quyết định chuyển sản xuất sang Việt Nam.

Sản xuất may mặc tại Công ty TNHH Far Eastern New Apparel Việt Nam - KCN Bắc Đồng Phú, tỉnh Bình Phước.

Các công ty Trung Quốc không dễ dàng sắp xếp những việc làm ở Việt Nam
Forbes đánh giá, Việt Nam không thiếu lợi thế. Thực tế, Việt Nam đã thành công trong thu hút đầu tư nước ngoài bằng cách giữ chi phí lao động ở mức thấp, đơn giản hóa các quy định đầu tư nước ngoài, tạo môi trường đầu tư thông thoáng…

Ông Rajiv Biswas — chuyên gia kinh tế trưởng châu Á-Thái Bình Dương tại IHS nhận định, Việt Nam đang phát triển chính sách thu hút nhiều hơn các công ty công nghệ cao tiếp sau những hoạt động đầu tư của Samsung…

Thảo luận