Một phép lạ nhỏ do các nhà lãnh đạo của Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên và Hoa Kỳ tạo ra

Có đủ cơ sở để nói rằng, trong năm 2018 trên bán đảo Triều Tiên đã diễn ra những thay đổi mang tính bước ngoặt. Sau đây là bài của Sputnik về những kết quả đã đạt được trong quá trình giải quyết vấn đề Triều Tiên và những nỗ lực tiếp theo theo hướng này.
Sputnik

Từ mối đe dọa hạt nhân đến cuộc đàm phán

Mỹ trừng phạt 3 quan chức Triều Tiên nghi ngờ vi phạm nhân quyền
Ngay sau khi phóng thành công tên lửa đạn đạo Hwasong-15 có thể vươn tới bờ Tây nước Mỹ vào tháng 11 năm 2017, Bắc Triều Tiên đã tuyên bố hoàn thành việc xây dựng một cường quốc hạt nhân mạnh mẽ. Trong thông điệp đầu năm mới ông Kim Jong Un đã gợi ý rằng, ông có thể từ bỏ vũ khí hạt nhân nếu Mỹ xóa bỏ nguy cơ can thiệp quân sự và đảm bảo an toàn cho chế độ hiện tại. Nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên đã hứa rằng, tại cuộc gặp thượng đỉnh với Trump, ông sẽ tập trung nỗ lực nhằm phi hạt nhân hóa hoàn toàn Bán đảo Triều Tiên. Kết quà là, tại cuộc gặp ở Singapore ngày 12 tháng 6, các nhà lãnh đạo của Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên đã đạt được thỏa thuận không chỉ về cách giải quyết vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên, mà còn về bình thường hóa quan hệ song phương và tạo ra một cơ chế hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên.

Trong năm 2018, Bắc Triều Tiên không tiến hành bất kỳ vụ thử hạt nhân hay tên lửa nào, đã trao trả hài cốt lính Mỹ trong Chiến tranh Triều Tiên. Ngoài ra, như một minh chứng cho sự sẵn sàng từ bỏ chương trình phát triển vũ khí hạt nhân, Bình Nhưỡng đã dỡ bỏ bãi thử nghiệm hạt nhân Punggye-ri  và trung tâm phóng vệ tinh Soha, nơi thử nghiệm tên lửa của Triều Tiên. Về phần mình Hàn Quốc và Hoa Kỳ đã hủy tất cả các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn.

Nghị sỹ Hàn Quốc tính toán chi tiêu xa xỉ của Kim Jong-un
Tuy nhiên, khi tuyên bố sẵn sàng phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, ông Kim Jong Un cũng nhấn mạnh rằng, cần phải tuân thủ các nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau và bảo đảm an ninh cho nhau. Bắc Triều Tiên không hài lòng với việc Hàn Quốc và Hoa Kỳ chỉ hạn chế bởi việc đình chỉ cuộc tập trận. Vì thế, sau tháng 7, Bình Nhưỡng không thực hiện bất kỳ bước nào theo chương trình phi hạt nhân hóa, và đã yêu cầu Seoul và Washington phải thực hiện những hành động theo hướng này. Kết quả là chuyến thăm Washington của ông Kim Yong Chol, Phó Chủ tịch Đảng Lao động Triều Tiên, dự kiến ​​vào đầu tháng 11, đã bị hủy bỏ, sau đó triển vọng phi hạt nhân hóa và cuộc gặp thượng đỉnh thứ hai của Mỹ và CHDCND Triều Tiên còn mờ mịt.

Bình Nhưỡng vẫn hy vọng rằng, đổi lấy việc giải trừ hạt nhân dần dần, các bên khác sẽ giảm bớt các biện pháp trừng phạt, sẽ khôi phục sự hợp tác kinh tế và thu hút đầu tư quốc tế để phát triển nền kinh tế và nhờ đó củng cố chính quyền hiện tại. Tuy nhiên, xét theo mọi việc, Washington không thể chấp nhận kế hoạch này. Sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tháng 11, Đảng Dân chủ đã giành được đa số tại Hạ viện Hoa Kỳ, và điều này làm suy yếu vị thế của Tổng thống Trump. Sau khi Thượng viện được đổi mới bắt đầu làm việc vào tháng 1 năm sau, Quốc hội Mỹ sẽ kiềm chế bất kỳ nỗ lực tổ chức cuộc đàm phán giữa chính quyền Washington và Bắc Triều Tiên.

Trong cuộc gặp với Tổng thống Hàn Quốc vào cuối tháng 11, Donald Trump đã nói với Moon Jae-in rằng, ông dự kiến ​​ tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh thứ hai với Kim Jong Un vào tháng 1-tháng 2 năm sau, và đã chọn ba địa điểm cho cuộc đàm phán. Tuy nhiên, tại các cuộc đàm phán làm việc giữa Mỹ và Bắc Triều Tiên vào đầu tháng 12, hai bên vẫn không thể đạt thỏa thuận về thời gian tổ chức cuộc gặp cấp cao mới.

Tiến trình hòa bình trong bối cảnh các lệnh trừng phạt

Trong khi đó, các nhà lãnh đạo của Nam và Bắc Triều Tiên đã tổ chức ba cuộc gặp song phương trong năm 2018, cho thấy sự tiến bộ chưa từng có trong quá trình đưa hai miền Triều Tiên trở lại con đường chung sống hòa bình. Hai bên đã nối lại cuộc đàm phán về hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Qúa trình thực hiện các dự án chung phụ thuộc rất nhiều vào kết quả cuộc đàm phán về phi hạt nhân hóa. Vì hầu hết các dự án hợp tác vẫn bị chặn bởi các biện pháp trừng phạt quốc tế hoặc lệnh trừng phạt của Hàn Quốc.

Tiếp theo sẽ là gì?

Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc sẽ bắt đầu các cuộc đàm phán quân sự ở cấp tướng
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, có chú ý đến định hướng xuất khẩu của nền kinh tế Hàn Quốc vốn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố bên ngoài, phương pháp duy nhất để nâng cao mức độ tín nhiệm dành cho Tổng thống Moon Jae-in, người đang đối mặt với những khó khăn chính trị trong nước, là cải thiện quan hệ với Bắc Triều Tiên và đạt tiến bộ tại cuộc đàm phán hòa bình giữa Hoa Kỳ và CHDCND Triều Tiên. Điều đó cũng sẽ phục vụ lợi ích của nhà lãnh đạo Kim Jong Un. Bởi vì việc từ bỏ vũ khí hạt nhân và dỡ bỏ các lệnh trừng phạt quốc tế sẽ tạo động lực cho sự phát triển hợp tác liên Triều.

Năm nay các bên đã đạt được tiến bộ trong vấn đề phi hạt nhân hóa nhờ vào lập trường tích cực của các nhà lãnh đạo của Hoa Kỳ, Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên. Họ nhận thức được rằng, cần phải có cách tiếp cận mới bất chấp sự kháng cự của các thế lực ngăn cản bất kỳ thay đổi nào trên Bán đảo Triều Tiên. Ở Hàn Quốc, đây là các quan chức thân Mỹ, ở miền Bắc- những tướng lĩnh chủ trương thực hiện đường lối cứng rắn, ở Hoa Kỳ — rất nhiều đại diện của giới chính trị Mỹ trên thực tế đã tuyên chiến với Trump. Kết quả là, nếu các nhà lãnh đạo của Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên và Hoa Kỳ giữ vững được vị thế của mình trong cuộc đấu tranh chính trị nội bộ, thì năm tới có thể mang lại cho Bán đảo Triều Tiên một phép lạ lớn. Nếu không, kế hoạch tạo ra một cơ chế hòa bình mới ở Đông Bắc Á sẽ lại không thành hiện thực.

Thảo luận