Mỹ theo dõi chặt chẽ một số lĩnh vực tại Việt Nam xuất hiện hàng hóa nguồn gốc Trung Quốc

Các công ty đa quốc gia đang tìm đường vòng để né thuế quan của Mỹ với Trung Quốc, và Việt Nam đang nằm trong sự chú ý của họ. Còn Mỹ cũng đang theo dõi chặt, báo GDVN dẫn nguồn SCMP cho biết.
Sputnik

South China Morning Post ngày 24/12 có bài phân tích nhận định, Trung Quốc đang cạn kiệt các lựa chọn để củng cố niềm tin của giới doanh nhân vào nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại.

Việt Nam mới chính là "ngư ông đắc lợi" trong chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc

Những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm ổn định tăng trưởng thông qua các biện pháp kích cầu khiêm tốn chỉ thành công một phần, vì nó bị cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ làm suy yếu.

Các nhà kinh doanh thúc giục các nhà lãnh đạo Trung Quốc nên cải cách, mở cửa kinh tế để củng cố niềm tin và tăng trưởng. 

Trung Quốc đang "cạn giải pháp duy trì tăng trưởng", tập trung giảm khoảng cách giàu nghèo

Sở dĩ giới kinh doanh tin rằng Trung Quốc đang cạn dần các lựa chọn là vì mức nợ cao của nền kinh tế, kể cả nợ chính phủ, nợ doanh nghiệp lẫn nợ tiêu dùng.

Chính tình trạng này đang cản trở Bắc Kinh ban hành một chương trình kích thích kinh tế tích cực, vì họ lo sợ điều này càng làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn.

Cho đến nay Trung Quốc đã không triển khai các gói kích thích kinh tế lớn như họ từng làm sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc có khả năng đạt 6,5% vào năm nay, nhưng có thể sẽ chậm lại trong năm 2019. 

Tăng trưởng sẽ bị ảnh hưởng mạnh hơn nếu như Bắc Kinh không thể đạt được thỏa thuận với Washington sau 90 ngày "đình chiến".

Kinh tế thế giới chững lại, nhưng GDP của Việt Nam năm 2019 sẽ tăng: Đây là lý do
Sự suy giảm nhanh chóng về niềm tin được minh họa bằng một cuộc khảo sát các CEO tài chính hoạt động tại Trung Quốc, do công ty tư vấn Deloitte công bố hôm 19/12.

Tổng cộng có 82% trong số 108 CEO tài chính được hỏi cho biết, họ ít lạc quan về triển vọng kinh tế Trung Quốc so với 6 tháng trước. 56% số này cho biết công ty của họ đã bị áp thuế thương mại và chỉ có 38% dự kiến sẽ đạt mục tiêu năm 2018 về doanh thu.

Nhà kinh tế trưởng tại châu Á của BBVA Research, Xia Le, cho rằng niềm tin kinh doanh đang ở mức yếu nhất kể từ năm 2008, nhưng lần này Bắc Kinh không có nhiều lựa chọn để củng cố niềm tin, nên có khả năng họ sẽ tập trung hơn vào cắt giảm thuế.

Bất chấp các nỗ lực của Bắc Kinh để giám sát và cắt giảm nợ công, nợ xấu, những khoản nợ tiềm ẩn từ chính quyền địa phương vẫn là một mối quan tâm lớn.

Tháng 11 vừa qua, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cho biết, tổng nợ tại một tỉnh (giấu tên) cao hơn 80% so với mức nợ địa phương này báo cáo. 

Trong khi Moody ước tính, các khoản nợ thực sự của doanh nghiệp nhà nước ở các địa phương Trung Quốc có thể cao gấp 3 lần con số mà các địa phương này báo cáo.

Việt Nam vay vốn Trung Quốc phải sống chung với "tham nhũng vặt" và sự dối trá
Ngoài ra, khu vực doanh nghiệp Trung Quốc cũng có mức nợ cao, nợ tiêu dùng hộ gia đình ở Trung Quốc cũng tăng vọt trong những năm gần đây.

Giáo sư Liu Yingchun, Đại học Nhân Dân, Trung Quốc cho biết, mức nợ cao hiện nay của Trung Quốc xuất phát từ cách quản lý kinh tế của Bắc Kinh và rất khó giải quyết, bởi đây là sản phẩm của sự kiểm soát kinh tế và hành chính của chính phủ.

Vì vậy, muốn giải quyết những vấn đề này, theo ông, trong giai đoạn tiếp theo Trung Quốc phải cải cách táo bạo và quyết đoán. [1]

Tuy nhiên, dường như Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã không lựa chọn những cải cách mang tính đột phá. Ông chuyển trọng tâm từ tăng trưởng kinh tế sang chính sách an sinh xã hội, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo.

Ngày 21/12, Hội nghị Kinh tế trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc kết thúc.

TS Lưu Bích Hồ: "Chúng ta đang sống trên một núi nợ"
Báo cáo của ông Tập Cận Bình tại hội nghị này nhấn mạnh, năm 2019 Trung Quốc sẽ tiếp tục đẩy mạnh "3 trận công kiên", gồm phòng ngừa và hóa giải các rủi ro lớn; xóa đói giảm nghèo; phòng chống ô nhiễm môi trường.

Chiến lược thứ nhất liên quan đến cuộc chiến thương mại Trung — Mỹ và kinh tế vĩ mô;

2 chiến lược sau liên quan mật thiết đến đời sống dân sinh, vì nó không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế Trung Quốc, mà còn ảnh hưởng đến ổn định chính trị.

Tuy nhiên, "3 trận công kiên" này thành công đến đâu phụ thuộc rất lớn vào chính quyền các tỉnh thành ở Trung Quốc.

Trong những năm qua, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của Trung Quốc tập trung phần lớn vào giao thông đường bộ, đường sắt và sân bay, cải thiện dân sinh chỉ là khẩu hiệu, ít được để ý.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Các tỉnh thành ở Trung Quốc thường xem các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như chuyện làm ăn, coi trọng khả năng thu hồi vốn và sinh lời, ví dụ như thu phí giao thông và kéo giá bất động sản tăng lên ở những nơi có dự án.

Đây là động cơ chính của các hoạt động đầu tư ngân sách các địa phương ở Trung Quốc. [2]

Chiến tranh thương mại Trung — Mỹ không dễ chấm dứt sau 1/3/2019 và những tác động đến Việt Nam

Việt Nam hưởng lợi lớn từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung
Các vấn đề xung quanh việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và chống bắt buộc chuyển giao công nghệ sẽ vẫn là cái gai chính trong các cuộc đàm phán thương mại Trung — Mỹ, theo South China Morning Post ngày 25/12.

10 năm trước, Trung Quốc chưa phải cường quốc công nghệ và có rất ít lợi ích trong việc bảo hộ sở hữu trí tuệ. 10 năm sau, Trung Quốc sẽ có nhiều cái để mất.

Ngày 4/12, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới công bố dữ liệu về bằng sáng chế ứng dụng, cho biết trong năm 2017 toàn thế giới có 3,17 triệu đơn xin cấp bằng sáng chế, trong đó Trung Quốc có 1,38 triệu, chiếm 40% tổng số toàn cầu.

Ngược lại,  số lượng bằng sáng chế ứng dụng của Hoa Kỳ năm 2017 tổng cộng có 607 ngàn.

Nếu như các chính phủ tiền nhiệm của Tổng thống Donald Trump chỉ xem việc xuất khẩu công nghệ quân sự nhạy cảm sang Trung Quốc sẽ tạo thành nguy cơ cho an ninh quốc gia Hoa Kỳ, thì bây giờ Washington đang mở rộng sang một loạt các lĩnh vực công nghệ cao khác, bao gồm trí thông minh nhân tạo, rô bốt và công nghệ sinh học.

Việc nhắm mục tiêu vào tập đoàn Hoa Vy và bà Mạnh Vãn Chu là một phần trong chiến dịch của chính phủ Tổng thống Donald Trump chống lại kế hoạch Made in China 2025 của Trung Quốc.

Iphone sẽ chuyển nhà máy về Việt Nam?
Hoa Kỳ sẽ tìm cách đóng cửa thị trường phương Tây với các sản phẩm công nghệ cao của Trung Quốc, ngăn chặn các công ty công nghệ phương Tây mua hàng của Trung Quốc.

Bất luận kết quả đàm phán sau 90 ngày "đình chiến thương mại" như thế nào, công nghệ sẽ vẫn là chiến trường Trung — Mỹ trong hiện tại và tương lai. [3]

Trong bối cảnh ấy, theo South China Morning Post ngày 25/12, các công ty đa quốc gia đang tìm đường vòng để né thuế quan của Mỹ đối với Trung Quốc, và Việt Nam đang nằm trong sự chú ý của họ.

Các quan chức Hoa Kỳ đã nhận thấy xu hướng vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc qua Đông Nam Á để né tránh thuế quan của Mỹ sau lệnh trừng phạt của Tổng thống Donald Trump kể từ tháng Chín 2018.

Samsung chuyển nhà máy sản xuất điện thoại từ Trung Quốc về Việt Nam?
Để làm điều này, nhiều doanh nghiệp đa quốc gia sản xuất tại Trung Quốc đang tìm hiểu Việt Nam như một địa bàn trung chuyển và thay đổi nhãn mác sản xuất các mặt hàng của họ trước khi xuất sang Hoa Kỳ.

Ông Maxfield Brown, một cộng tác viên cao cấp của Dezan Shira & Ascociates tại thành phố Hồ Chí Minh, được South China Morning Post dẫn lời, cho biết:

"Nhiều khách hàng của chúng tôi đã hỏi về việc liệu họ có thể vận chuyển hàng hóa qua Việt Nam và sau đó xuất khẩu sang Hoa Kỳ, hay không. Câu hỏi phổ biến tiếp theo là, khi nào họ có thể phân loại hàng hóa của mình, và chính phủ Hoa Kỳ có chú ý đến điều này hay không. Câu trả lời là có. Khi cuộc chiến thương mại diễn ra, khả năng họ bị mắc lưới là khá cao."

Sau tháng Chín 2018, các công ty đa quốc gia đã tìm hiểu Việt Nam như một địa bàn trung chuyển và thay đổi nhãn mác hàng hóa, chính phủ Mỹ cũng đang theo dõi chặt chẽ một số lĩnh vực tại Việt Nam có khả năng xuất hiện hàng hóa nguồn gốc Trung Quốc.

Thảo luận