"Petrolimex đừng dọa Nhà nước!"

Đưa ra con số sẽ bị giảm thu hơn 90 tỉ đồng, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam tạo áp lực lên Bộ Tài chính rằng phải có phương án bù hụt thu, nếu không thị trường có nguy cơ bất ổn trong kỳ nghỉ lễ, báo Người lao động có bình luận.
Sputnik

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính kiến nghị cho áp dụng 1 trong 2 phương án để bù hụt thu vì sự vênh nhau về thời điểm tăng thuế bảo vệ môi trường (BVMT) với xăng dầu và chu kỳ điều hành giá.

Thuế Việt Nam: Vắt kiệt sức dân

Cụ thể, theo Nghị quyết 579/2018/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 29-9-2018 về biểu thuế BVMT, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2019, thuế BVMT cho các mặt hàng xăng dầu được điều chỉnh tăng thêm: xăng 1.000 đồng/lít, dầu diesel 500 đồng/lít, dầu hỏa 700 đồng/lít và dầu ma-dút 1.100 đồng/lít.

Trong khi đó, Nghị định 83/2014/NĐ-CP ngày 3-9-2014 của Chính phủ quy định chu kỳ điều hành giá xăng 15 ngày/lần, tức là kỳ điều hành giá cuối cùng của năm 2018 rơi vào ngày 21-12-2018 vừa qua, kỳ điều hành giá tiếp theo cũng là kỳ điều hành giá đầu tiên của năm 2019 sẽ rơi vào ngày 5-1-2019.

Theo Petrolimex, 2 thời điểm này không trùng nhau. Trong 5 ngày vênh nhau này, Petrolimex tính toán nếu giá bán không tăng thì tập đoàn này sẽ bị giảm thu hơn 90 tỉ đồng do phải nộp thêm thuế BVMT khoảng 18,5 tỉ đồng/ngày (lượng xăng dầu xuất bán trung bình 25.000 lít/ngày). "Hệ lụy là các thương nhân đầu mối sẽ bị mất nguồn lực, thậm chí phát sinh lỗ…; nguy cơ bất ổn thị trường (thiếu nguồn) trong kỳ nghỉ lễ (Tết dương lịch — PV) có thể xảy ra vì các doanh nghiệp hạn chế bán để giảm lỗ" — tóm tắt dự báo của Petrolimex trong văn bản gửi Bộ Tài chính.

"Số phận" nào cho "ông lớn" Petrolimex trong 'cuộc chiến' kinh doanh xăng dầu?
Than thở xong, Petrolimex kiến nghị cho áp dụng 1 trong 2 phương án: công bố giá cơ sở áp dụng từ ngày 1-1-2019 thay vì để tới ngày 5-1-2019; hoặc cho phép các thương nhân đầu mối sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu tăng thêm so với chi sử dụng hiện hành, áp dụng từ ngày 1-1-2019 cho đến kỳ điều hành liền kề, mức chi thêm tương đương mức thuế BVMT.

Xét về hiệu lực pháp lý thì kiến nghị của Petrolimex có cơ sở giải quyết chứ chẳng phải không, bởi Nghị quyết 579/2018/UBTVQH14 (cùng với Luật Thuế BVMT) bao trùm Nghị định 83/2014/NĐ-CP. Nhưng xét về khía cạnh hài hòa lợi ích giữa nhà nước — doanh nghiệp — người tiêu dùng thì thấy ngay Petrolimex vẫn "của mình thì giữ bo bo…". Lối tư duy ích kỷ "đồng một của người, đồng mười của ta" đó đẩy phần thiệt thòi về phía hàng chục triệu người tiêu dùng và doanh nghiệp sử dụng mặt hàng thiết yếu xăng dầu trong nước. Thuế BVMT chiếm 3.000 đồng trong kết cấu giá mỗi lít xăng hiện đã cao rồi, vào thời điểm các cơ quan hữu trách đề xuất tăng kịch trần, tức thêm 1.000 đồng nữa, người dân đã kêu ca, vì 2 lẽ: tăng khoản này tức giá bán xăng sẽ tăng tương ứng; nguồn thu từ thuế BVMT đã được sử dụng thế nào, hiệu quả ra sao… chưa được công khai, minh bạch. Thế nhưng, nhà nước vẫn tăng, thôi thì trời mưa — đất chịu!

Bộ Công Thương không đề nghị bỏ giá cơ sở của xăng dầu
Dự báo "nguy cơ bất ổn thị trường (thiếu nguồn)" có hơi hướng vừa cảnh báo vừa dọa dẫm. Petrolimex là doanh nghiệp nhà nước trọng yếu, chiếm 60% thị phần xăng dầu cả nước, được giao nhiệm vụ chủ lực trong việc bình ổn, phát triển thị trường xăng dầu và bảo đảm an ninh năng lượng. Đổi lại, tập đoàn này cũng được hưởng nhiều đặc quyền. Do vậy, trong hoàn cảnh biến động chi phí — như trường hợp vênh nhau kể trên — Petrolimex vẫn phải hoàn thành các nhiệm vụ được giao chứ không thể vì lợi ích riêng mà đòi hỏi.

Có thể Bộ Tài chính sẽ quyết định theo hướng hài hòa lợi ích vào thời điểm 1-1-2019. Nhưng cũng đừng nên để các doanh nghiệp cứ giở bài "con có khóc, mẹ mới cho bú"! 

Thảo luận