Từ hôm nay, Việt Nam cắt giảm gần 100% dòng thuế

Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTP hay TPP-11) gồm 11 quốc gia, chính thức có hiệu lực từ hôm nay (30/12). Việt Nam cam kết sẽ cắt giảm gần 100% dòng thuế, - Vietnamnet cho biết.
Sputnik

TPP-11 là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, ra đời nhằm thay thế TPP sau khi Mỹ rút lui. Các nước còn lại trong Hiệp định bao gồm: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.

Đám cưới thiếu cô dâu: TPP không có Hoa Kỳ
Đây là một trong những thỏa thuận thương mại lớn nhất thế giới. TPP-11 sẽ có hiệu lực khi được ít nhất 6 quốc gia thành viên phê chuẩn.

TPP-11 sẽ bao gồm nhóm nước chiếm khoảng 13% tổng GDP toàn cầu. Cuối cùng, khoảng 99,9% hàng công nghiệp xuất khẩu của Nhật và khoảng 98,5% nông sản xuất khẩu Nhật sẽ được hưởng tiếp cận với thị trường không thuế quan. Đối với ngành ô tô, mức thuế 6,1% của Canada sẽ được loại bỏ sau 5 năm. Mức thuế 70% áp với các phương tiện lớn sẽ được loại bỏ trong lộ trình 10 năm.

Sau khi TPP chính thức được thông qua, Bộ trưởng các nước thành viên sẽ nhóm họp để bàn đến việc mời những nước có ưa thích tham gia như Thái Lan hoặc Anh gia nhập. Việc gia nhập nếu có cũng chỉ có thể sớm nhất từ giữa tháng 1/2019.

TPP bị đẩy đến bờ vực sụp đổ khi Tổng thống Mỹ — Donald Trump rút Mỹ khỏi hiệp định này, chỉ 3 ngày sau khi nhậm chức. 11 nước còn lại đã nỗ lực hồi sinh hiệp định, đổi tên thành CPTPP và hoàn tất thỏa thuận sửa đổi vào tháng 1/2018.

Sự vắng mặt của Mỹ, thành viên thứ 12 trong năm 2017, đã gây ra trở ngại cho các cuộc đàm phán nhằm tạo ra một khối thương mại Vành đai Thái Bình Dương song các nước còn lại sẽ vẫn hưởng lợi từ các điều khoản mở cửa thị trường của TPP-11.

Giấc mộng TPP-11 sắp thành hiện thực
Nikkei thông tin, thỏa thuận thương mại đa phương mới nhất của châu Á không chỉ xóa bỏ thuế quan đối với hàng hóa mà còn xóa bỏ rào cản đối với đầu tư, dịch vụ và dữ liệu, mở ra cơ hội trong bán lẻ, ngân hàng và thương mại điện tử.

Việt Nam, một trong những thị trường mới nổi trong nhóm, sẽ giảm bớt những hạn chế đối với việc mở cửa hàng trong lĩnh vực bán lẻ. Sự thay đổi này có thể sẽ tạo cơ hội cho các chuỗi cửa hàng tiện lợi và các nhà bán lẻ khác có chỗ đứng tại một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất Đông Nam Á.
Việt Nam cam kết cắt giảm gần 100% dòng thuế; cam kết đối với hoạt động mua sắm công; cam kết đối với lĩnh vực doanh nghiệp nhà nước; cam kết cho phép người lao động thành lập tổ chức của người lao động không nhất thiết trực thuộc Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam; cam kết về vấn đề môi trường, thương mại điện tử…

Việt Nam sẽ sửa một số luật luật và nghị định trong quá trình rà soát pháp luật để phù hợp với các quy định của CPTPP, áp dụng trực tiếp nhiều cam kết, đặc biệt trong lĩnh vực mở cửa dịch vụ và đầu tư.

Việc cải cách thể chế giúp môi trường kinh doanh được cải thiện, đầu tư nước ngoài và trong nước được duy trì và tăng trưởng, tập trung vào các mặt hàng xuất khẩu để tận dụng thị trường CPTPP, giúp nâng cao trình độ và năng lực cạnh tranh của hàng Việt; mặt khác, thu hút đầu tư có hàm lượng công nghệ cao.

Các doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu trong nội khối CPTPP không phải chịu các khoản thuế sẽ giúp dịch chuyển chuỗi cung ứng và doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện tham gia. Về xuất khẩu, lợi ích cũng sẽ có, trước hết từ các thị trường chưa có FTA như Canada, Mexico, Peru, thậm chí cả thị trường Nhật Bản.

Hà Nội đang nâng mức vốn đầu tư nước ngoài của các công ty tài chính lên 20% từ 15%. Các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam có thể thu hút các khách hàng là những doanh nghiệp vừa và nhỏ từ nước mình đến Việt Nam làm nhà đầu tư.

Các quy tắc hải quan mới theo TPP-11 sẽ làm thông suốt dòng chảy thương mại qua biên giới. Các quốc gia thành viên cần đảm bảo rằng hàng hóa có thể được giao nhận trong vòng 48 giờ sau khi đến sân bay.

Việc cấp visa cũng sẽ trở nên nhanh hơn. Một số quốc gia thành viên sẽ phê duyệt visa nhanh chóng cho các thành viên gia đình đi cùng doanh nhân.

TPP-11 cũng hạn chế các quốc gia tìm cách giữ dữ liệu khách hàng trong nước trên các máy chủ nằm trên lãnh thổ nước mình. Các công ty hoạt động trong các quốc gia thuộc khối thương mại có thể điều hành doanh nghiệp dựa trên dữ liệu bằng cách sử dụng máy chủ ở quốc gia của họ hoặc ở nước thứ ba, qua đó giảm các khoản đầu tư ban đầu để thâm nhập một thị trường mới.

 

Thảo luận