Đám cưới thiếu cô dâu: TPP không có Hoa Kỳ

© Sputnik / Maria EfimovaPhố đi bộ Nguyễn Huệ
Phố đi bộ Nguyễn Huệ - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Bình luận về Thỏa thuận Đối tác xuyên Thái Bình Dương sau khi Hoa Kỳ rời khỏi dự án, chuyên gia chính trị học của Nga, Giám đốc Viện Hồ Chí Minh thuộc ĐHTH Quốc gia Saint-Peterbur, GS-TSKH Vladimir Kolotov đưa ra hình ảnh ví von rằng đó chẳng khác nào một đám cưới không có cô dâu.

"Theo nhãn quan của tôi, đây là dự án khá  kỳ quặc, — Giáo sư Kolotov nhận định trong cuộc phỏng vấn của Sputnik Vietnam. — Giữa kế hoạch ban đầu được trù định mười năm trước và những gì chúng ta đang thấy bây giờ thật sự ít có điểm chung. Và điều chính yếu nhất là trong dự án hôm nay không có phần tham gia của Hoa Kỳ, vốn đóng vai trò quan trọng hơn cả trong quan hệ đối tác. Hoa Kỳ là thị trường cao cấp, giàu có, với sức mua lớn nhất. Chính khả năng tiếp cận tối đa vào thị trường Mỹ đã là yếu tố để chính quyền Hoa Kỳ trước đây thu hút các nước khác vào TPP, dù đôi khi còn phải dùng đến chiêu thức "túm tay" ép buộc. Tuy nhiên, đến thời Tổng thống Trump, chính sách kinh tế toàn cầu của Hoa Kỳ đã thay đổi tận gốc rễ, giờ đây nhắm vào mục tiêu hoàn trả đưa mọi quy trình sản xuất về đất Mỹ, tức là rút công nghệ và đầu tư ra khỏi các nước đối tác.

Quốc hội biểu quyết thông qua toàn văn Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan với số đại biểu tán thành 469/469 tham gia biểu quyết. - Sputnik Việt Nam
Hiệp định CTTPP – không chỉ là cơ hội

Sau khi thuyết phục hoặc thậm chí ép buộc 11 quốc gia châu Á và Mỹ tham gia TPP, thì chính Hoa Kỳ lại rút khỏi đó. Dường như để "giữ thể diện",  những thành viên còn lại đã quyết định tạo ra một TPP mới không có Hoa Kỳ. Và động thái  này, theo cái nhìn của tôi, rất giống với tổ chức đám cưới mà không có cô dâu. Tôi không mong đợi việc thực thi một dự án như vậy. Hơn thế nữa, vào thời điểm hiện tại chúng ta đang chứng kiến một quá trình ngược lại: Vương quốc Anh ra khỏi Liên minh châu Âu, nhiều nước khác đang tái định hướng vào tiến hành chính sách bảo hộ để bảo vệ thị trường nội địa của họ trước các đối thủ nước ngoài, còn cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đang bước vào giai đoạn công nhiên. Đồng thời, 11 quốc gia của châu Á và châu Mỹ mà sản phẩm hàng hóa hiện đang vấp phải sự cản trở ngăn chặn trái với hứa hẹn tiếp cận rộng rãi vào thị trường Hoa Kỳ, theo quán tính nhận được từ chu kỳ kinh tế trước, ủng hộ dự án TPP. Mà nói một cách nhẹ nhàng nhất thì ở thời điểm hiện tại, dự án này đã không mấy hấp dẫn hay bức thiết nữa", — GS-TSKH Vladimir Kolotov kết luận.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала