Vì sao phá sản tại Trung Quốc đang gia tăng?

Trong năm 2018 số vụ vỡ nợ trái phiếu ở Trung Quốc đã tăng gấp 4 lần so với năm trước, theo Bloomberg. Các doanh nghiệp đã vỡ nợ trái phiếu với tổng giá trị 108,5 tỷ nhân dân tệ (15 tỷ USD).
Sputnik

Chỉ tính từ đầu tháng 11 đến nay, các tòa án địa phương đã chấp nhận số lượng lớn đơn xin phá sản mà trước đây số lượng lớn như vậy không có trong cả năm. Nguyên nhân của làn sóng phá sản trong năm 2018 là gì?

Luật phá sản của Trung Quốc đã được áp dụng trong hơn một thập kỷ. Tuy nhiên, trước năm 2014 đã không ghi nhận những vụ vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp. Đầu tiên là một nhà sản xuất tấm pin mặt trời nhỏ Shanghai Chaori Solar. Trong số 89,9 triệu nhân dân tệ nợ (14,6 triệu USD), công ty chỉ có thể trả cho các nhà đầu tư 4 triệu nhân dân tệ (tương đương 580 nghìn USD), sau đó bắt đầu thủ tục phá sản. Trong năm 2015, các doanh nghiệp Trung Quốc không thể trả 8.2 tỷ nhân dân tệ (1,2 tỷ đô la) cho các nhà đầu tư, trong năm 2016 — 30 tỷ nhân dân tệ (4,3 tỷ đô la). Trong một vài năm, chỉ số này đã giữ nguyên. Và đột nhiên số lượng vụ vỡ nợ đã tăng gấp bốn lần.

Một phần đáng kể các vụ vỡ nợ là các công ty "xác sống" (zombie) — các công ty có mức tăng trưởng thấp nhất, bao gồm cả các công ty nhà nước. Kể từ đầu năm ngoái, chính quyền Trung Quốc đã đặt mục tiêu giải quyết vấn đề nợ xấu của các ngân hàng đến năm 2020. Trong kỳ họp Quốc hội vào tháng 3 năm 2017, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trung Quốc Chu Cường tuyên bố rằng, cần phải cải thiện thủ tục phá sản trong hệ thống tư pháp để đáp ứng mục tiêu xử lý các khoản nợ xấu. Các doanh nghiệp đã nhận thức được rằng, nhà nước sẽ không hỗ trợ các công ty nợ xấu.

Ngân hàng thế giới: Chi phí nhân công Việt Nam đắt hàng đầu Đông Nam Á

Để đối phó với hậu quả của cuộc khủng hoảng năm 2008, chính phủ Trung Quốc đã quyết định chi 4 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương 585 tỷ USD) cho nền kinh tế, lúc đó là 12,5% GDP của đất nước. Hầu hết các khoản tiền này đã được chuyển giao cho các công ty dưới dạng tín dụng ngân hàng. Nhà nước đã cung cấp hỗ trợ và đặt ra các ưu tiên. Các công ty đã nhận tín dụng ngân hàng với mục đích thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn. Tiêu chí lựa chọn là rất đơn giản: ưu tiên các dự án quy mô tạo ra nhiều việc làm. Điều đó là rất quan trọng trong điều kiện khủng hoảng. Khi đó vấn đề lợi nhuận đã đứng thứ nhì.

Kết quả là, trong ngành công nghiệp nặng, trong ngành năng lượng mặt trời đã xuất hiện rất nhiều cơ sở sản xuất dư thừa. Tuy nhiên, nhà nước đã hỗ trợ các công ty này vì họ tạo ra việc làm. Chính quyền địa phương đã kêu gọi các ngân hàng cho vay tái cấp vốn. Khi đó đã xuất hiện Ngân hàng trong bóng tối (shadow banking) — các cấu trúc phi ngân hàng cho vay với lãi suất cao hơn cho những công ty đã bị ngân hàng nhà nước từ chối cho vay. Vào năm 2017, các ngân hàng trong bóng tối đã chiếm 10 nghìn tỷ USD trong tổng số 34 nghìn tỷ USD tổng số nợ của các donh nghiệp nhà nước và công ty tư nhân của Trung Quốc. Cuối cùng, các ngân hàng bắt đầu bán nợ xấu dưới dạng sản phẩm đầu tư để cho bảng cân đối kế toán cân bằng hơn.

Tất cả điều này tạo ra rủi ro cho hệ thống tài chính của đất nước. Chính quyền đã nhận thực được điều này: Đại hội gần đây nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra ưu tiên đấu tranh chống những rủi ro có hệ thống. Kết quả là nhà nước đã thông qua quyết định: các doanh nghiệp quốc doanh quản lý tài sản của Trung Quốc phải mua lại nhiều khoản nợ xấu từ hệ thống ngân hàng và cho phép các công ty thua lỗ nộp đơn xin phá sản để làm giảm các khoản nợ xấu. Điều này giải thích tại sao ở Trung Quốc đang gia tăng số lượng các công ty bị phá sản. Tuy nhiên, môi trường ngoại thương không thuận lợi cũng đóng một vai trò nhất định. Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik,  chuyên gia Bian Yongzu từ Đại học nhân dân Bắc Kinh cho biết:

Cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng, giá bán sản phẩm của nhiều doanh nghiệp đã tăng lên vì chính sách thuế. Động thái tăng lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tạo ra vấn đề thiếu hụt thanh khoản trên thị trường thế giới, bởi vì các công ty vay tiền ở nước ngoài phải đối mặt với lãi suất cho vay tăng cao. Đây cũng là một vấn đề lớn. Nhưng nhìn chung, hiện tượng này được ghi nhận không chỉ ở Trung Quốc, toàn bộ nền kinh tế thế giới hiện đang trong tình trạng bất ổn. Các công ty cần phải thay đổi mô hình kinh doanh, chuyển sang một cấp độ mới để tránh các vấn đề".

Trung Quốc qua mặt Trump. Tại sao Mỹ đang thua dần trong cuộc chiến thương mại

Một mặt, đối với các chủ nợ làn sóng vỡ nợ là một hiện tượng xấu. Theo Bloomberg, tỷ lệ thu hồi trung bình cho các chủ nợ không có bảo đảm trong các trường hợp thanh lý tài sản công ty phá sản có thể chỉ là 10 đến 15%. Mặt khác,điều đó sẽ cải thiện hệ thống tài chính, tạo ra các sản phẩm tín dụng và thị trường tín dụng sẽ lành mạnh hơn, theo ông Bian Yongzu.

Các cấu trúc tài chính sẽ điều hướng các nguồn lực đến các công ty có triển vọng tốt hơn, thay vì cấp tín dụng cho các công ty zombie đã nuốt rất nhiều tiền. Ngoài ra, các công ty "xác sống" là nguy hiểm cho toàn bộ lĩnh vực tài chính, chúng "nuốt" lợi nhuận của ngành tín dụng. Do đó, các cấu trúc tài chính buộc phải thay đổi chính sách tín dụng trong các điều kiện này. Kết quả là, các công ty đầy triển vọng khó có thể nhận được khoản tín dụng.

Vì vậy, trong trường hợp này, làn sóng phá sản là cần thiết, mặc dù đây là một quá trình đau đớn, chuyên gia nhận xét. Chuyển động thị trường theo hướng này sẽ làm tăng trách nhiệm của các doanh nghiệp đối với nguồn vốn của họ. Nhưng, quá trìng này nhất định sẽ mang lại kết quả.  Theo tính toán của IMF, sau khi loại bỏ các công ty zombie, GDP của Trung Quốc sẽ tăng trưởng thêm ở mức 1,2% mỗi năm.

Thảo luận