Trung Quốc đang làm gì để vượt qua các rào cản thương mại của Mỹ? Sau đây là bài của Sputnik về nội dung này.
Vào tháng 9, xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ đã tăng 14,5% so với tháng 9 năm ngoái, tức là lớn hơn chỉ số tháng 8 (9,8% so với cùng kỳ năm trước) mà theo dự báo đồng thuận của các chuyên gia phương Tây xuất khẩu của Trung Quốc sẽ giảm xuống còn 8,9%.
Cũng trong tháng 9, nhập khẩu của Trung Quốc tăng 14,3% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức dự báo tăng 15% mà giới phân tích đưa ra, đồng thời giảm từ mức tăng 19,9% đạt được trong tháng 8.
Theo các chuyên gia Mỹ, thặng dư thương mại giữa Trung Quốc với Mỹ tăng lên bởi vì các công ty đang gia tăng mua hàng vì lo ngại rằng, Mỹ sẽ bật đèn xanh cho gói áp thuế thứ ba đối với hàng hóa Trung Quốc, mà Donald Trump đã nhắc nhở vào cuối tuần trước.
Trong cuộc phỏng vấn với CBS, ông Trump đã cho biết: ông tin rằng Trung Quốc đã can thiệp bầu cử Mỹ năm 2016 và cảnh báo sẽ áp dụng những hạn chế mới nếu Bắc Kinh tiếp tục làm như vậy.
Bắc Kinh phản ứng ngay lập tức: ngày hôm sau, Đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ Thôi Thiên Khải đã nói rằng, Trung Quốc không muốn để có một cuộc chiến thương mại, nhưng, bây giờ buộc phải hành động phù hợp với hoàn cảnh. Đại sứ Trung Quốc bác bỏ cáo buộc về buôn bán không công bằng và chỉ ra rằng, "mối quan hệ kinh tế tích cực giữa hai nước luôn mang lại lợi nhuận cao cho phía Mỹ".
Ý muốn của các doanh nhân Mỹ tích trữ hàng hóa Trung Quốc trước gói áp thuế mới trong cuộc chiến kinh tế không phải là nguyên nhân chính làm cho sự bất cân bằng thương mại tăng liên tục. Điều quan trọng hơn là Bắc Kinh đã tìm cách vượt qua các rào cản thương mại của Mỹ.
Theo tờ báo kinh doanh hàng đầu của Mỹ, tờ Wall Street Journal, trong những tháng gần đây, các nhà nhập khẩu Mỹ buộc phải trả thuế mới đã nhận được những đề nghị hấp dẫn từ các công ty Việt Nam, Singapore và Malaysia về cung cấp hàng hóa Trung Quốc với cùng mức giá.
Trong cuộc phỏng vấn với WSJ, nhà nhập khẩu ván ép từ Trung Quốc ông David Visse cho biết, đại diện của công ty môi giới giải thích rằng, để sản phẩn này vượt qua đợt kiểm tra tại Hải quan Mỹ phần mác có dấu hiệu của Trung Quốc sẽ được bóc ra và sản phẩm sẽ được vận chuyển với một số loại mã khác.
Các nhà báo phát hiện ra rằng, Trung Quốc đã tạo ra một vành đai các quốc gia nhỏ hơn đã trở thành trung tâm của một thương mại sinh động ủng hộ việc trốn thuế. Penang, một hòn đảo ngoài khơi bờ biển phía tây của Malaysia, là trung tâm của các công ty trung gian trong các cảng Nam Á. Việc giả mạo xuất xứ hàng hóa và thay thế mã hàng để che giấu các sản phẩm gốc Trung Quốc nay là một ngành kinh doanh. Ví dụ, sau khi Tổng thống Trump trong tháng 3 đặt 25% tiền thép, các tấm thép Trung Quốc đã được nhập khẩu mã là bộ phận tuabin được nhập khẩu từ Singapore. Theo dữ liệu thống kê của Hải quan Mỹ, trong sáu tháng đầu năm 2018, nhập khẩu thép tấm giảm 11%, so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi nhập khẩu "bộ phát điện," phân loại tuabin, tăng 21%.
Theo Bộ Thương mại Hoa Kỳ, trong sáu tháng đầu năm nay, các cơ quan thực thi pháp luật Mỹ đã phát hiện 146 trường hợp gian lận mã số hải quan để các sản phẩm của Trung Quốc trốn thuế. Con số này gấp ba lần so với năm ngoái, nhưng, không sánh nổi với 18.927 mặt hàng lọt vào danh sách các mặt hàng trong hoạt động kinh tế đối ngoại của Hoa Kỳ.
Các nhân viên hải quan không thể kiểm tra tất cả các mặt hàng đến từ Nam Á, vì vậy những sản phẩm của Trung Quốc vẫn sẽ trốn thuế và lọt vào thị trường Mỹ đội lốt như hàng hóa từ Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Indonesia và các nước khác trong khu vực.
"Trung Quốc có 18.927 cách để trốn thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ", tờ Wall Street Journal nhận xét.
Điều này giảm mạnh cơ hội chiến thắng của Washington trong cuộc chiến thương mại: ngay cả nếu thị phần của Trung Quốc trong cán cân thương mại với Mỹ giảm đi, thì thị phần của Việt Nam, Singapore, Malaysia và các nước khác sẽ tăng lên. Kết quả là, thâm hụt thương mại với nước ngoài, mà Trump đang tìm cách giảm, sẽ tiếp tục tăng lên.
Trung Quốc đang quan tâm không chỉ đến việc duy trì khối lượng giao hàng, mà còn đến việc thay thế hàng hóa Mỹ bằng các mặt hàng tương tự từ các nước khác. Ví dụ, từ ngày 1 tháng 11, Trung Quốc có kế hoạch giảm thuế nhập khẩu cho tất cả các đối tác thương mại nước ngoài tham gia Thỏa thuận thương mại ưu đãi.
Kết quả là các nước như Nga, Đức, Úc, Brazil, Malaysia, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ có điều kiện thuận lợi hơn.
Tất nhiên, các doanh nhân Mỹ không hài lòng với diễn biến tình hình theo kịch bản này. Các hiệp hội doanh nghiệp lớn nhất của Hoa Kỳ (Hiệp hội Các nhà bán lẻ Mỹ, Hiệp hội Các nhà lãnh đạo ngành công nghiệp bán lẻ và những tổ chức khác) thậm chí đã phát động chiến dịch chống lại gói thuế nhập khẩu mới.
Các doanh nhân đã làm video quảng cáo cho chiến dịch này mang tên "Thuế quan đánh vào trái tim của đất nước", giải thích rằng cuộc chiến thương mại gây thiệt hại cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp Mỹ trị giá gần 1,5 tỷ USD/tháng.
Theo ước tính của họ, ở một số bang, chi phí thuế quan của các công ty Mỹ đã tăng gấp đôi, và ở Michigan — gấp ba lần so với năm ngoái.
Những người khởi xướng chiến dịch này hy vọng rằng, cử tri sẽ bỏ phiếu chống lại các nghị sĩ ủng hộ việc tăng thuế nhập khẩu để những người ủng hộ cuộc chiến thương mại không giành được chiến thắng trong cuộc bầu cử trung kỳ vào ngày 6 tháng 11.