Nhưng hóa ra thế giới hiện thực của chúng ta vẫn rất tàn khốc, và đối với một số người thì kỳ nghỉ năm mới là thời điểm tốt nhất để thực hiện các hành động khủng bố.
Đứng đầu danh sách các cuộc khủng bố trong năm mới có thể là cuộc tấn công của những kẻ Hồi giáo cực đoan vào xe buýt du lịch ở Ai Cập, gần các kim tự tháp nổi tiếng. Trên xe là các du khách Việt Nam, ba người trong số đó đã thiệt mạng, mười người bị thương.
Vào đêm giao thừa ở Anh, tại nhà ga Manchester Victoria, một người nhập cư từ Trung Đông đã tấn công người qua đường bằng con dao nhà bếp cùng với tiếng la hét «thánh Alla vĩ đại" và «Chào đón thế giới Hồi giáo", ba người đã bị thương nặng.
Những kẻ khủng bố từ tổ chức Hizbul Mujahiddeen trong những ngày đầu năm mới đã cố gắng xâm nhập vào lãnh thổ Kashmir (Ấn Độ), nhưng đã bị lính biên phòng Ấn Độ tiêu diệt.
Nhưng không chỉ có những kẻ Hồi giáo cực đoan cố gắng thực hiện khủng bố các công dân bình thường. Vào ngày 1 tháng 1, tại thành phố Bottrop (Đức), một tài xế Đức đã cố tình lao xe vào đám đông người nhập cư từ Syria và Afghanistan. Bốn người bị thương do vụ va chạm. Khi cảnh sát bắt giữ tài xế, anh ta đã hô to các khẩu hiệu phân biệt chủng tộc. Chính quyền Đức coi hành động này là biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc thiếu vắng sự khoan dung.
Tất cả những trường hợp này, theo những người ủng hộ nhà khoa học Mỹ Huntington, thể hiện cuộc xung đột giữa các nền văn minh. Sự thù hận sẽ dẫn đến các cuộc đụng độ đẫm máu, theo họ, được tạo ra do các truyền thống tôn giáo, văn hóa khác nhau giữa người Hồi giáo và Kitô giáo, Hồi giáo, Ấn giáo, v.v. Hóa ra những xung đột này là vĩnh cửu và không thể hòa giải?
Tuy nhiên, trong thế giới hiện đại, chúng ta phải đối mặt với những xung đột trong cùng một cộng đồng văn hóa và tôn giáo. Nhớ lại các sự kiện ở Ai Cập và Tunisia vào năm 2010-2012, còn được gọi là «Mùa xuân Ả Rập». Ở những nước này, sự khác biệt về tôn giáo trong dân chúng không có ý nghĩa đặc biệt. Quan trọng hơn nhiều là sự khác biệt về địa vị xã hội và sở hữu tài sản. Sự nghèo đói của nông dân và giàu có của các bộ trưởng thật đáng kinh ngạc. Và nói chung, dân chúng của các quốc gia Hồi giáo (trừ các quốc gia vùng Vịnh Ba Tư) cảm thấy sự thua kém của họ trong tất cả các lĩnh vực so với Hoa Kỳ, Nhật Bản và các quốc gia Tây Âu khác. Những người bất mãn quyết định dùng các biện pháp cực đoan để bày tỏ sự phản kháng của họ, và gia nhập hàng ngũ những kẻ khủng bố.
Khủng bố không thể bị xóa bỏ cho đến khi những lý do nuôi dưỡng sự bất mãn của các công dân bình thường bị loại bỏ, các bước được thực hiện để cải thiện phúc lợi của người dân, việc làm cho những người trẻ tuổi, và các quy tắc đã được đưa ra nhằm đảm bảo quyền bình đẳng cho tất cả mọi người. Những "nhà tỷ phú vàng», nếu không muốn trở thành mục tiêu thường xuyên của những kẻ khủng bố, cần phải trợ giúp sự phát triển kinh tế và xã hội của các nước nghèo.
Chiếm vị trí không kém phần quan trọng trong cuộc chiến chống khủng bố quốc tế là sự hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới, dù đã được hình thành, nhưng cho đến nay vẫn chưa đủ thành công. Như Tổng thống Nga V.V. Putin đã nói, "Hiệu quả của cuộc chiến chống khủng bố quốc tế chỉ có thể đạt được trong điều kiện có sự hợp tác toàn diện".