Diễn biến của cuộc chiến thương mại vẫn trong tầm kiểm soát của Trung Quốc và Mỹ

Trung Quốc và Hoa Kỳ không làm trầm trọng thêm các tranh chấp thương mại, cuộc đàm phán ở Bắc Kinh đã gửi đi các tín hiệu tích cực.
Sputnik

Tại cuộc đàm phán thương mại vào những ngày 7-9 tháng 1, phái đoàn  do Thứ trưởng Bộ Thương mại Wang Shouven dẫn đầu, phái đoản Mỹ do Phó Đại diện Thương mại Jeffrey Gerrish dẫn đầu. Các cuộc đàm phán đã được kéo dài thêm 1 ngày, nhiều khả năng hai bên đồng ý tiếp tục quá trình đàm phán.

Sau những cuộc tham vấn, hai bên không công bố tài liệu nào. Có chú ý đến mức độ đại diện của các phái đoàn, các nhà quan sát không chờ đợi bất kỳ thỏa thuận thương mại nào. Chưa có thông tin về lịch trình liên lạc của hai bên. Bộ Ngoại giao và Bộ Thương mại của Trung Quốc cho biết rằng, hai bên đã đồng ý duy trì liên lạc chặt chẽ. Bộ Thương mại Trung Quốc cũng lưu ý rằng, vòng tham vấn đầu tiên vào năm 2019 đã tạo nền tảng vững chắc để giải quyết các tranh chấp, nhưng không nói gì về việc hai bên đạt được một số thỏa thuận trong các cuộc đàm phán.

Trung Quốc và Hoa Kỳ đã đặt nền tảng cho việc giải quyết vấn đề thương mại giữa hai nước

Trong bản tuyên bố của văn phòng đại diện thương mại Hoa Kỳ cũng không có dấu hiệu về bất kỳ thỏa thuận mới nào. Văn kiện chỉ nói rằng, phái đoàn Hoa Kỳ đang trên đường về Washington để báo cáo về các cuộc gặp và thực hiện những bước đi tiếp theo hướng dẫn của cấp trên.

Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, chuyên gia Bai Ming từ Viện Hợp tác Kinh tế — Thương mại Quốc tế thuộc Bộ Thương mại Trung Quốc đánh giá tích cực kết quả cuộc đàm phán thương mại được tổ chức tại Bắc Kinh. Ông không loại trừ khả năng hai bên sẽ đạt được các thỏa thuận quan trọng.

Tôi chỉ có thể nói rằng, theo tôi, có khả năng hai bên sẽ đạt được kết quả tích cực. Cuộc đàm phán thương mại Trung-Mỹ lần này là thực dụng và hiệu quả. Ít nhất, hoạt động này đã giúp "cầm máu" trong tranh chấp thương mại Trung-Mỹ. Các cuộc đàm phán đã mang lại kết quả, bởi vì những nỗ lực của Trung Quốc và Hoa Kỳ trong giai đoạn này không phải là vô ích, đặc biệt sau khi Trung Quốc thực hiện các biện pháp tích cực hơn để thoát khỏi tình trạng bế tắc. Nếu những nỗ lực này không phải là vô ích, thì mọi thứ đang được thực hiện xứng đáng được đánh giá tích cực. Tuy nhiên, vẫn khó có thể dự đoán trước mức độ hiệu quả và những lĩnh vực mà kết quả này có thể ảnh hưởng. Ngoài ra, nếu nói về áp lực lên cuộc đàm phán, thì Hoa Kỳ cũng chịu áp lực nhất định. Nền kinh tế Mỹ hiện đang gửi những tín hiệu rất đáng báo động. Ví dụ, thị trường chứng khoán đã giảm mạnh. Vì lý do này, Mỹ đã sẵn sàng bắt đầu đàm phán.

“Lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm mục đích làm suy yếu tiềm năng kinh tế của Trung Quốc”

Cả hai bên đều nói rõ rằng, họ đã thảo luận về cả vấn đề thương mại và cải cách cơ cấu trong nền kinh tế Trung Quốc. Ví dụ, văn phòng đại diện thương mại Hoa Kỳ cho biết rằng, các cuộc tham vấn tại Bắc Kinh đã được thực hiện để đạt được "những thay đổi cấu trúc cần thiết trong nền kinh tế Trung Quốc có liên quan đến việc cấm cưỡng bức doanh nghiệp nước ngoài phải chuyển giao công nghệ, để bảo vệ sở hữu trí tuệ, loại bỏ hàng rào phi thuế quan, cấm đánh cắp bí mật thương mại".

Về mặt này, các nhà quan sát đã lưu ý đến tuyên bố của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại cuộc gặp vào ngày 9 tháng 1 với Elon Musk, CEO kiêm Chủ tịch hãng xe điện Tesla, và bài phát biểu của Đại sứ Trung Quốc ở Mỹ Thôi Thiên Khải vào ngày 7 tháng 1 tại cuộc họp thường niên của Phòng Thương mại Hoa Kỳ — Trung Quốc năm 2019. Tại các sự kiện này, phía Trung Quốc tái khẳng định xu hướng mở cửa nền kinh tế Trung Quốc, hợp tác toàn diện với phía Mỹ, bao gồm cả trong lĩnh vực đầu tư, coi đây là một trong những phương hướng cải cách chính của Trung Quốc. Bằng cách này phía Trung Quốc gửi một tín hiệu rõ ràng về việc tại các cuộc đàm phán thương mại với Washington Bắc Kinh sẵn sàng đáp ứng linh hoạt với các mối quan ngại của Mỹ, nhưng trong khuôn khổ chiến lược cải cách đã được lựa chọn.

Ngoại trưởng Canada bất ngờ cảnh báo Mỹ vụ "công chúa Huawei"

Tuy nhiên, trong quá trình chuẩn bị và tiến trình vòng đàm phán thương mại đầu tiên trong năm 2019 tại Bắc Kinh, Mỹ cũng đã gây áp lực chính trị lên Trung Quốc. Sau mối đe dọa trừng phạt Trung Quốc vì tình trạng nhân quyền ở Tân Cương, Hoa Kỳ đã thông qua Đạo luật Tiếp cận Song hành Tây Tạng 2018. Trung Quốc coi cả hai bước này của phía Mỹ là sự can thiệp vào công việc nội bộ của nước này. Đồng thời, Mỹ tăng áp lực lên các đồng minh và đối tác của họ nhằm ngăn Huawei tham gia vào thị trường 5G. Cụ thể, trong cuộc gặp cuối tuần trước với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ John Bolton đã bày tỏ quan ngại bị đánh cắp thông tin nhạy cảm khi sử dụng thiết bị viễn thông của Huawei. Đại diện chính thức của Hoa Kỳ đã đưa tin này vào thứ Tư, ngày 9 tháng 1, theo Reuters. Quan chức Mỹ đã nói rằng, những quan ngại của Hoa Kỳ về việc sử dụng công nghệ Huawei đã được đưa vào chương trình nghị sự của chuyến thăm Israel. Các chuyên gia cho rằng, đây là áp lực trực tiếp của Mỹ với đối tác chính của họ ở Trung Đông.

Các phương tiện truyền thông phương Tây đều đưa tin rằng, Bộ trưởng Tư pháp Na Uy Tor Mikkel Wara tuyên bố, Oslo chia sẻ lo ngại của Hoa Kỳ và Vương quốc Anh về công nghệ 5G Huawei. Ông nói rằng, Na Uy đang xem xét khả năng loại trừ tập đoàn Trung Quốc khỏi dự án xây dựng mạng 5G vì lo ngại gián điệp. Trong khi đó cả Telenor, nhà vận hành công nghệ viễn thông do nhà nước kiểm soát, và đối thủ cạnh tranh Telia hiện đang sử dụng thiết bị 4G Huawei ở Na Uy và đang thử nghiệm thiết bị của tập đoàn Trung Quốc trong các mạng thử nghiệm 5G của họ.

Trump có thể cấm các công ty Mỹ mua thiết bị của Huawei và ZTE từ tháng 1

Chuyên gia Alexander Lomanov từ Viện Nghiên cứu Viễn Đông của Viện Hàn lâm Khoa học Nga cho rằng, có mối liên hệ trực tiếp giữa cuộc đàm phán thương mại và áp lực của Mỹ lên Trung Quốc:

Mỹ làm quá đáng. Áp lực lên Huawei và ZTE có thể được coi là một phần trong chiến lược của Trump để có sự nhượng bộ tối đa từ phía Trung Quốc. Điều này cũng như việc thổi phồng vấn đề Tân Cương và Tây Tạng khiến phía Trung Quốc nhận thức được rằng Hoa Kỳ đang thực hiện chiến dịch quy mô lớn chống lại họ. Chiến dịch này đang được thực hiện để kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc bằng cách gây sự bất ổn trong nước.

Chuyên gia Nga cho rằng, Hoa Kỳ không thể đánh bại Trung Quốc tại bàn cờ. Vì lý do này, Mỹ áp dụng chiến thuật — tấn công gây áp lực mạnh mẽ. Theo ý kiến của Alexander Lomanov, hai bên có thể đạt được những thỏa thuận quan trọng về việc Trung Quốc mua dầu mỏ và khí hóa lỏng, đậu nành và những sản phẩm khác từ Mỹ mà Trung Quốc không có nhu cầu lớn. Chuyên gia tin chắc rằng, Mỹ không thể ép buộc Trung Quốc từ bỏ tham vọng về công nghệ cao.

Thảo luận