Chuyên gia Việt bình luận về cảnh báo Hà Nội ô nhiễm nặng nề của ông John Kerry

Nhiều ý kiến nói rằng nguyên nhân gây ô nhiễm phần nhiều do xe cộ, nhưng ở Hà Nội và TP.HCM, trên cùng 1km2 lượng xe cộ tương đương nhau, tại sao Hà Nội lại ô nhiễm hơn TP.HCM? Báo Đất Việt dẫn ý kiến chuyên gia lý giải.
Sputnik

Tại hội thảo chuyên đề về Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và củng cố an ninh năng lượng, đảm bảo phát triển bền vững được tổ chức mới đây, cựu Ngoại trưởng Mỹ John Kerry bày tỏ lo ngại về tình trạng ô nhiễm ở Việt Nam từ năm 2008 đến nay tăng rất nhiều lần.

GS Phạm Ngọc Đăng: Nói không khí Hà Nội ô nhiễm rất nặng và nguy hiểm là không chính xác

Đặc biệt, theo cựu Ngoại trưởng Mỹ, mức độ ô nhiễm ở Hà Nội còn cao hơn cả Bắc Kinh (Trung Quốc) và New Delhi (Ấn Độ), chủ yếu từ xăng dầu.

"Đó là nguyên nhân dẫn tới sự bùng nổ về các loại bệnh liên quan đến hệ hô hấp; gây tỷ lệ tử vong rất cao ở Việt Nam", ông Kerry cảnh báo.

Trao đổi với Đất Việt, GS.TS Hoàng Xuân Cơ (Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết, ai cũng có quyền đánh giá, vấn đề là đánh giá ấy dựa trên cơ sở khoa học nào.

Chẳng hạn, Việt Nam thường dựa trên báo cáo môi trường quốc gia, dù báo cáo này cho tới nay vẫn khiến các nhà khoa học tranh luận về việc số liệu đã được xử lý nghiêm chỉnh chưa, các điểm đo đã đặc trưng chưa… Báo cáo này ghi nhận Hà Nội có ô nhiễm, nhưng có ô nhiễm hơn Bắc Kinh hay không thì chúng tôi không có số liệu từ Bắc Kinh.

Ông John Kerry: Việt Nam không cần thiết phải là 'tù nhân' của than
Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội cũng có trạm quan trắc chất lượng không khí. Hay Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng có đánh giá về ô nhiễm không khí của các nước trên thế giới. Theo báo cáo năm 2016 của WHO thì Trung Quốc lại ô nhiễm hơn Việt Nam.

"Như vậy, mỗi nơi tiến hành đo chất lượng không khí phải nói rõ cơ sở khoa học của những số liệu ấy. Đó là một cách cung cấp thông tin, bản thân người tiếp nhận thông tin phải tỉnh táo, hiểu biết. Còn nếu chỉ cung cấp theo một nguồn đánh giá sẽ rất dễ gây hiểu nhầm", GS.TS Hoàng Xuân Cơ lưu ý.

Trong khi đó, ông Trần Đình Sính, Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) bày tỏ sự ủng hộ với những thông tin mà cựu Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đưa ra bởi bản thân GreenID từ năm 2016 cũng đã có các báo cáo về chất lượng không khí Việt Nam dựa trên số liệu về nồng độ bụi PM2.5 và chỉ số chất lượng không khí (AQI) được thu thập từ Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội và Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM.

Nhằm tăng thêm số liệu từ các điểm đo khác, GreenID đã đặt một số thiết bị đo nhanh ở các khu vực khác của Hà Nội. Theo ông Sính, nhìn chung, dữ liệu từ những điểm này phản ánh kết quả khá tương đồng với trạm đo của Đại sứ quán Hoa Kỳ với AQI phần lớn ở mức trung bình.

Cựu ngoại trưởng Mỹ John Kerry: ​Hà Nội ô nhiễm hơn cả Bắc Kinh, New Delhi
Về mức độ ô nhiễm không khí của Hà Nội, theo báo cáo năm 2016 của GreenID, mức độ ô nhiễm không khí của Hà Nội cao gấp đôi TP.HCM. Cụ thể, lượng bụi PM2.5 trung bình năm ở Hà Nội là 50,5 μg/ m3, cao gấp đôi so với quy chuẩn cho phép của quốc gia (25 μg/ m3) và gấp 5 lần so với ngưỡng trung bình năm theo hướng dẫn khuyến nghị của WHO(10 μg/ m3).

Trong khi đó, lượng bụi PM2.5 trung bình năm ở TP.HCM là 28,23 μg/m3, cao hơn một chút so với ngưỡng quy chuẩn trung bình năm của quốc gia là 25 μg/m3.

Trong quý III/2018, chất lượng không khí ở Hà Nội và TP.HCM nhìn chung ở mức trung bình và tốt hơn so với quý I và II/2018.

Theo đó, dữ liệu từ trạm quan trắc của Đại sứ quán Hoa Kỳ cho thấy Hà Nội có chất lượng không khí khá tốt trong quý III/2018 với nồng độ PM2.5 trung bình
ngày là 30,2 μg/m3.

Mức này thấp hơn nhiều so với Quy chuẩn quốc gia về chất lượng không khí xung quanh — QVCN 05/2013/BTNMT (50 μg/m3).

Chỉ có một ngày nồng độ PM2.5 trung bình ngày vượt quá Quy chuẩn. Trong khi đó, so với hướng dẫn của WHO về chất lượng không khí, quý III năm 2018 có 41 ngày nồng độ PM2.5 trung bình vượt quá giới hạn cho phép (25 μg/m3).

Tại TP.HCM, nồng độ PM2.5 trung bình ngày trong quý III/2018 là 18,4 μg/m3, so với quy chuẩn quốc gia về chất lượng không khí xung quanh, TP.HCM không có ngày nào vượt quá quy chuẩn. So với hướng dẫn của WHO cũng chỉ có 9 ngày vượt quá giới hạn cho phép.

Người Hà Nội không thể ngồi yên khi nhiệt độ vượt mức 60 độ C
Tuy nhiên, theo ông Sính, với sự tiếp tục gia tăng của phương tiện giao thông, các hoạt động xây dựng và công nghiệp, đặc biệt là số lượng tăng lên của các nhà máy nhiệt điện than xung quanh hai thành phố lớn này, vẫn còn quá sớm để kết luận rằng chất lượng không khí ở Hà Nội và TP.HCM đang thực sự được cải thiện.

"Nhiều ý kiến nói rằng nguyên nhân gây ô nhiễm phần nhiều do xe cộ, nhưng ở Hà Nội và TP.HCM, trên cùng 1km2 lượng xe cộ tương đương nhau, tại sao Hà Nội lại ô nhiễm hơn TP.HCM?

Các số liệu tính toán cho thấy, ô nhiễm ở Hà Nội không phải chỉ do xe cộ, đốt rác… ở nội đô mà còn đến từ phía đông, tức từ vùng Hải Phòng, Quảng Ninh.

Đó là những vùng có nhiều nhà máy điện, xi măng, nhà máy thép…, họ đốt nhiều than và bụi theo gió di chuyển về Hà Nội làm  gia tăng nồng độ ô nhiễm.

Dù các nhà máy nhiệt điện cách xa Hà Nội song bụi mịn PM2,5 có khả năng phát tán rất xa", ông Trần Đình Sính lý giải.

Nhấn mạnh ô nhiễm không khí ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, làm tốn kém chi phí lớn cho chăm sóc sức khỏe, tác động đến hệ sinh thái, môi trường và khí hậu, Phó Giám đốc GreenID cho rằng, cần khẩn trương thực hiện ngay các hành
động hiệu quả để kiểm soát ô nhiễm không khí và giảm thiểu các tác động gây ra bởi loại ô nhiễm này.

"Cần nhanh chóng giảm các nguồn gây ô nhiễm nhân tạo từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, sản xuất điện năng, đốt rác thải, xây dựng, giao thông và đun nấu.

Trước tiên, cần xem xét lại kế hoạch đẩy mạnh phát triển xây dựng thêm các nhà máy nhiệt điện than mới theo hướng hỗ trợ phát triển cơ cấu nguồn điện sạch hơn.

Trận chung kết AFF Cup làm chất lượng không khí Hà Nội xấu đi
Thứ hai, công bố thông tin hàng ngày về ô nhiễm không khí, những tác động của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe con người, môi trường và hướng dẫn cách phòng tránh phơi nhiễm với không khí ô nhiễm.

Thứ ba, tăng cường thực thi các quy định hiện hành về quy chuẩn đốt chất thải rắn
và hoạt động xây dựng.

Thứ tư, đẩy mạnh hoạt động cải thiện chất lượng không khí tại mỗi gia đình thông
qua thay đổi hành vi đun nấu nhờ áp dụng những giải pháp thay thế phù hợp với túi tiền của người dân như sử dụng bếp đun cải tiến.

Thứ năm, đưa đánh giá tích lũy chất lượng không khí và đánh giá tác động
sức khỏe vào quá trình quy hoạch, lập kế hoạch phát triển các nhà máy điện và hoạt động công nghiệp, và các phương tiện, công trình giao thông", ông Sính chỉ rõ.

Thảo luận