Cái bẫy Facebook. "Thử thách 10 năm" đe dọa tiết lộ dữ liệu cá nhân thế nào?

Facebook đã tung ra mạng xã hội một trò chơi-thử nghiệm phổ biến #10YearChallenge (thử thách 10 năm) để nâng cao tính chính xác của hệ thống nhận dạng khuôn mặt.
Sputnik

Đó là quan điểm​​củatácgiảKateO'Neill, ngườiviếttrêntạpchí MỹWiredrằng"thửnghiệm10 nămsau" phổbiếntrênFacebookthựcralà chiêugiúpcôngtynàythuthậpbộdữliệukhổnglồvềảnhngườidùng"trongkhoảngthờigian 10 năm. Ngườidùngmạngcầnbiếtnhiềuhơnvềnhữngnguyhiểmtiềmẩngắnvớiviệcvô tìnhcungcấpdữliệucá nhân- đó là nộidungmà Sputnik đàm đạovớichuyêngiaPaulLevy, tácgiảcuốnsách«Địangụckỹthuậtsố» (DigitalInferno).

Facebook chống chế thế nào về việc vi phạm pháp luật Việt Nam?
PaulLevy: Kate O'Neill phát biểu có chút ranh mãnh, nhưng là theo nghĩa tốt của từ này. Nhận định trên nhắc nhở chúng ta về việc ta vô tư dễ dãi mà nhanh chóng chia sẻ dữ liệu của riêng mình ở chốn công cộng "chín người mười làng" ra sao. Có lẽ chúng ta đang làm điều này cho vui và vô thức. Nhiều nhân vật nổi tiếng chia sẻ ảnh của họ trên Twitter và Facebook; một số để so sánh bản thân bây giờ và thời điểm 10 năm trước, khi phải đối mặt với  giai đoạn khó khăn trong đời. Một số viết về những thay đổi qua khoảng thập niên ấy. Không ít người khác làm điều đó chỉ để giải trí hay đơn giản là hùa theo trào lưu cùng bạn bè.

Nhưng Kate đã lưu ý về việc thử nghiệm của chúng ta có thể bị khai thác lợi dụng như thế nào. Một trong những khả năng là, nếu đặt hai bức ảnh cạnh nhau, ta sẽ thu được những dữ liệu nguồn có thể dùng cho thuật toán nhận dạng khuôn mặt.

Điều đó không có nghĩa đang là như vậy. Thế nhưng mức độ tin cậy trong mạng xã hội khá thấp và khi lưu ý đến một vài câu chuyện trong quá khứ gắn với dữ liệu trên Facebook, chuyên gia Kate nhắc ta cần thể hiện tư duy lành mạnh và chăm chú hơn trước khi vội vàng chia sẻ dữ liệu cá nhân của mình trên Internet.

Rất nhiều thông tin bịa đặt trên Facebook gây ảnh hưởng xấu tới xã hội Việt Nam
Do vậy tôi cho rằng đó là hồi chuông cảnh tỉnh bổ ích, dù không chắc có bao nhiêu người sẽ lắng nghe và tỉnh ngộ.

Sputnik: Đúnglà oáioămkhi chúng tatựmìnhthựchiệncông việc của họ. Nảysinhcâu hỏi: thực sự có thể sử dụng thuật toán kiểunày như thếnào?

PaulLevy: Tôi cho rằng chính nhờ flashmob này mà tình huống thực đã biểu lộ. Hiện giờ thuật toán chưa đủ khả năng thực hiện những gì mà một số tổ chức trông đợi.

Thật không giản đơn khi chọn ra hình ảnh mong muốn từ hàng trăm hoặc hàng nghìn hoặc thậm chí mấy nghìn bức ảnh do người dùng đăng lên. Việc sử dụng dữ liệu có sẵn trong khuôn khổ công nghệ nhận dạng khuôn mặt sẽ dễ dàng hơn nhiều. Cứ cho thấy bạn đã thay đổi thế nào qua 10 năm, tất nhiên với điều kiện bạn cung cấp những bức ảnh chân thực, thì rất nhiều điều về bạn sẽ được tiết lộ — điều mà các thuật toán không thể thực hiện dễ dàng bằng cách chọn đúng một tấm ảnh từ đống hỗn loạn hàng ngàn bức hình. Hóa ra là bằng chiêu khéo léo "buộc chúng ta phải làm công việc của họ", những người khổng lồ kỹ thuật đồng thời xác nhận rằng thuật toán của họ chưa đủ hiệu quả.

"Không thể để Google, Facebook hưởng lợi ở Việt Nam nhưng không nộp thuế"
Sputnik: Tất nhiên, chỉ cònvấn đcủathời gian, rồisẽ đếnlúccác thuật toán như vậy sẽ ra đời và được áp dụng. Phảichăng  theocách nào đó thì khảnăngnày là không thể tránh khỏi?

Paul Levy: Đúng vậy, nhưng không nhất thiết là xấu. Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên tiến hóa về lĩnh vực kỹ thuật số, và điều này có thể được gọi là bước tiến hóa xã hội mới, bởi tất cả các sự cố xì-căng-đan đem ra công khai rộng rãi sẽ đưa ta đến viễn cảnh sáng sủa, tới việc tổ chức quản lý xã hội tốt hơn. Nhờ công khai trên Internet sẽ diễn ra phản ứng của cộng đồng và thậm chí sẽ bắt đầu tiến hành thủ tục pháp lý.

Vấn đề ở chỗ là liệu điều đó có chắc chắn dẫn đến sự cởi mở và minh bạch hoàn toàn hay chăng (bất kể ta thích hoặc không thích),  hay tất cả những thứ này chỉ cần thiết để đảm bảo cho sự quản lý của Chính phủ?

Sputnik: Có cần phải nhận đượcsự đồng ý cho bất kỳ nghiên cứu nàotrước khi sử dụng ảnh cá nhân hoặc ảnh đạidiệncông khai của người dùng trong các mạng xã hội?

Facebook có khả năng bị phạt khoản tiền phạt lớn vì lộ dữ liệu cá nhân của người dùng
Paul Levy: Tôi cho rằng vấn đề nằm ở chính bản chất của nền tảng công cộng miễn phí. Có đề xuất là khi đăng ký bản thỏa thuận của người dùng, bạn cần đọc các quy tắc và điều kiện, thế nhưng hầu hết mọi người đều không đọc, và theo tôi đó là lý do tại sao cần dạy điều này (hiểu biết sơ dẳng về kỹ thuật số) từ khi còn ở trường phổ thông, bởi vì bây giờ thật ra mọi người hầu như "mù chữ" không biết gì trong vấn đề này

Sputnik: Tất nhiên, mỗi khi nói về mạng xã hội, chúng ta luôn đặt cùng một câu hỏi: người dùng làmthếnào đbảo vệ dữ liệu công bố trong các mạng xã hội? Hoặc, theocáchnóicủamột số người, an toàn hơn cảlà tránh đăng thông tin cá nhân, nhưng nhữngchiasẻhay đăngtảitrênmạngxã hội  phảichăngđã trở thành một phần trong cuộc sống của mọi người hômnay?

Paul Levy: Giả thiết rằng khi công bố dữ liệu cá nhân, bạn có một số lựa chọn để xác định điều gì sẽ cho tiết lộ công khai còn điều gì thì không. Nhưng Internet có "trí  nhớ rất dai" và do đó mọi người thường bị sốc bởi những thông tin họ tìm thấy, khi tra cứu chính mình.

Đức tìm cách đối phó với cuộc “theo dõi quy mô” của Facebook
Như mọi người đều biết, xóa một mục gì đó khỏi dữ liệu cá nhân của bạn là chuyện khá  khó khăn khi liên quan đến Google. Bạn chấp nhận cho phép mạng nhiều điều kể từ thời điểm bạn nhấn nút "đồng ý" với bản quy tắc mà bạn không đọc. Tôi luôn nói đùa về điều này: ấn nút "xác nhận" (submit) cũng có nghĩa là "đầu hàng" (surrender).

Sputnik: Liệu có gì thay đổi trong tương lai? Hay là sẽ diễn ra điều gì đó thực sự buộc mọi người phải tỉnh ngộ nhận thức lại? 

Paul Levy: Như được biết, có những bước đi thực tế đã được tiến hành  và một số ứng dụng trao đổi tin nhắn đang cung cấp khả năng mã hóa dữ liệu cá nhân của bạn. Đương nhiên, hiện hữu cả  khả năng như một số nhà sáng lập Internet giả định, rằng Internet sẽ trở thành mất phí. Những người muốn được vảo mật hoàn toàn riêng tư sẽ phải trả tiền cho điều này.

Thảo luận