Ai không mong muốn hòa bình ở Philippines?

Chủ nhật vừa qua là ngày "đẫm máu" trong lịch sử Philippines. Vụ đánh bom gần một ngôi đền Công giáo trên hòn đảo nhỏ Jolo, trong nhóm đảo Mindanao, đã giết chết 20 người, hơn 80 người bị thương. IS * và đồng minh ở Philippines - tổ chức phiến quân Hồi giáo Abu Sayyaf - đã nhận trách nhiệm về hành động khủng bố này.
Sputnik

Hành động dã man này mang một dấu hiệu chính trị đặc biệt. Một tuần trước đó, cuộc trưng cầu dân ý đã được tổ chức trên nhóm đảo Mindanao, và người dân đảo (đa số là người Hồi giáo) đã đồng ý ngừng các hoạt động chống chính phủ để đổi lấy quyền tự trị của hòn đảo. Khu hành chính mới được gọi là Bangasmoro. Do đó kế hoạch của Tổng thống Duterte về việc liên bang hóa tổ chức hành chính và chính trị nhà nước đã được thực hiện. Với chính sách này, Duterte hy vọng sẽ kìm hãm sự bất mãn của người Hồi giáo Mindanao và các khu vực khác trước tình trạng đói nghèo của họ.

Nga sẵn sàng hợp tác với Philippines trong cuộc chiến chống khủng bố

«Nhà nước Hồi giáo» * muốn chứng minh cho toàn thế giới thấy những kẻ ngoại đạo (nghĩa là tất cả những người không theo đạo Hồi) không thể và không nên cai trị các quốc gia, họ bất lực, và mọi dân tộc cần phải sống theo luật Sharia. Chúng đã quyết định thể hiện điều này với ví dụ từ Philippines.

Chính phủ Duterte sẽ làm gì trong những điều kiện này?

"Chúng tôi sẽ theo đuổi tới những tên tội phạm tàn nhẫn cuối cùng trong tội ác tàn khốc này", người phát ngôn Tổng thống Philippines, Salvador Panelo tuyên bố.

"Luật pháp  không có lòng thương xót đối với chúng".

Hậu quả vụ nổ trong nhà thờ công giáo ở Philippines 27/01/2019

Còn cố vấn an ninh quốc gia Tổng thống Philippines, Hermogenes Esperon, đã nói như thế này:

« Chúng tôi sẽ không cho phép chúng gây tổn hại đến mong muốn hòa bình của mọi người. Hòa bình phải đánh bại chiến tranh".

"Hòa bình phải chiến thắng chiến tranh".

Những lời lẽ tốt đẹp. Tuy nhiên rõ ràng là trong trường hợp này, rất khó để thuyết phục những người như phiến quân Abu Sayyaf giải quyết các vấn đề bằng biện pháp hòa bình. Theo tin từ  truyền thông Philippines, chính nhóm này đã từ chối tham gia cuộc trưng cầu dân ý gần đây. Rõ ràng, bên cạnh «củ cà rốt», chính phủ của Duterte cũng sẽ phải sử dụng tới "cây gậy». Vì nền hòa bình ở Philippines.

* Nhóm khủng bố bị cấm ở Nga

Thảo luận