"Dễ hiểu là từ lâu Hoa Kỳ đã nhắm đến Hiệp ước này để từ bỏ. Từ thời chính quyền nhiệm kỳ trước người ta đã nói đến chuyện này", — chuyên gia Rogulev nhận xét.
"Khi ký kết Hiệp ước về loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn Hoa Kỳ đã giữ lại các tên lửa phóng từ trên không và trên biển — họ sở hữu "Tomahawks" ngay từ đầu những năm 1980. Những tên lửa này không bị ảnh hưởng bởi Hiệp ước. Trên một vài chiến hạm Xô-viết có tên lửa phóng từ trên biển, nhưng số lượng rất ít ỏi. Vì vậy Hiệp ước này mang lại cho Hoa Kỳ lợi thế ưu việt", — chuyên gia nhắc nhở.
"Ngay khi ở Nga xuất hiện những tên lửa này, qua thử nghiệm thực chiến Syria, thì từ phía Hoa Kỳ bắt đầu hoạt động ráo riết để rút khỏi Hiệp ước. Bởi vậy, tất nhiên chuyện ở đây không phải là nói về tên lửa 9M729, như người Mỹ cố lấy cớ. Vấn đề thực chất là ở chỗ Hiệp ước này đã không có lợi cho Hoa Kỳ nữa", — chuyên gia Rogulev nhấn mạnh.