15 năm Facebook: Mạng xã hội trở thành vũ khí mạnh mẽ ảnh hường đến bầu cử và tạo bê bối

Thứ Hai vừa rồi, mạng xã hội phổ biến nhất và có ảnh hưởng nhất trên thế giới tròn 15 tuổi. Những gì ban đầu được hình thành như một mạng lưới giao tiếp của giới sinh viên đại học đã biến thành một tập đoàn khổng lồ giàu có, cũng như một phương tiện mạnh mẽ ảnh hưởng đến dư luận.
Sputnik

Mark Zuckerberg tạo ra Facebook khi còn đang là sinh viên năm thứ hai tại Đại học Harvard. Anh khó có thể tưởng tượng đứa con tinh thần của mình sẽ như thế nào sau vài năm nữa. Kể từ năm 2004, nền tảng đã cho thấy sự tăng trưởng nhanh chóng, cả về số lượng người dùng và giá trị thị trường, cũng như một giá trị khó nhận thấy hơn, chẳng hạn như tầm ảnh hưởng xã hội.

Facebook mua lại Instagram, WhatsApp và vào tháng 10 năm 2012, số người dùng sử dụng trong tháng đạt tới con số một tỷ. Ngày nay số đó là khoảng 2,3 tỷ. Ngoài ảnh hưởng thực sự ở tầm cỡ toàn cầu, Facebook còn trở thành một trong những công ty lớn nhất thế giới, tính đến cuối tháng 1 tổng giá trị thị trường là khoảng 480 tỷ USD.

Ngoài tầm vóc kinh tế và nhân khẩu học, Facebook còn cho thấy sự nguy hiểm của mạng xã hội trong thời đại thông tin. Dự án yêu thích của Zuckerberg bị sa lầy trong các vụ bê bối và tranh chấp, trong đó lớn nhất vẫn là vụ scandal với Cambridge Analytica.

Facebook có khả năng bị phạt khoản tiền phạt lớn vì lộ dữ liệu cá nhân của người dùng

Rò rỉ dữ liệu

Cambridge Analytica là một công ty tư vấn chính trị có trụ sở tại London, năm 2016 đã tham gia trong chiến dịch tranh cử tổng thống của Donald Trump. Năm ngoái người ta được biết trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, công ty — do cựu chiến lược gia trưởng của Trump, Stephen Bannon và giám đốc hedge fund  (qũy đầu tư) Robert Mercer sáng lập — đã thu thập dữ liệu của khoảng 87 triệu người dùng thông qua ứng dụng chơi game mà không có sự cho phép của họ.

Thông tin thu được được cho là được sử dụng để phát triển chân dung tâm lý cử tri trong nỗ lực dự đoán và ảnh hưởng đến dư luận. Sau sự cố này, đã có những lo ngại dữ liệu của 2 tỷ người dùng Facebook có thể gặp rủi ro.

Các quan chức Facebook thừa nhận họ đã biết về việc rò rỉ dữ liệu từ năm 2015 và yêu cầu công ty xóa bỏ tất cả thông tin trái phép. Đại diện Cambridge Analytica hứa sẽ thực hiện yêu cầu này, nhưng sau đó Facebook nói đây chỉ là một lời nói dối.

Tháng Tư năm ngoái, Mark Zuckerberg ra điều trần trước Quốc hội Hoa Kỳ, cho biết việc rò rỉ hàng loạt dữ liệu là một sự «lạm dụng lòng tin», và hứa hẹn sẽ khắc phục vấn đề. Tuy nhiên, anh từ chối thừa nhận chính nền tảng của mình bán dữ liệu người dùng cho bên thứ ba.

Quản lý của Facebook cũng xác nhận trong số các dữ liệu bị đánh cắp bởi Cambridge Analytica, cũng có thông tin về 2,7 triệu công dân EU. Sau đó, chính quyền châu Âu cho rằng sự rò rỉ này cũng có thể ảnh hưởng đến công luận châu Âu.

Công cụ chính trị tạo lợi nhuận

Vụ bê bối với Cambridge Analytica gây phẫn nộ cả ở Mỹ và nước ngoài. Theo các nhà phê bình, việc không có bất kỳ quy định nào trên Facebook gây ra mối đe dọa cho nền dân chủ.

Ông Pierluigi Paganini — thành viên của Cơ quan An ninh mạng và bảo mật thông tin Liên minh châu Âu — nói: "trong thập kỷ qua, với sự phát triển của khái niệm mạng xã hội, Facebook đã thay đổi hoàn toàn".

"Mạng xã hội đã trở thành một công cụ đặc biệt để thực hiện các hoạt động tình báo, vẽ lên chân dung tâm lý của người dùng cho mục đích thương mại, cũng như cho hoạt động gián điệp".

Alexander von Witzleben — chuyên gia lịch sử kinh tế — nói với Sputnik trong một phỏng vấn:

"Facebook không kiểm duyệt trực tiếp, nhưng đến nay vẫn chưa chứng minh được việc các đảng phái chính trị hoặc nhà nước không sử dụng nó cho các chiến dịch với mục đích làm nhiễu loạn thông tin".

"Điều này là nguy hiểm vì Facebook có vị trí hàng đầu và có sức mạnh gần như độc quyền, cả về kinh tế và trong lĩnh vực mạng xã hội."

Cái bẫy Facebook. "Thử thách 10 năm" đe dọa tiết lộ dữ liệu cá nhân thế nào?

Witzleben tuyên bố để ngăn chặn sự lạm dụng chính trị, Facebook phải tuân theo các quy định pháp lý giống như các nhà cung cấp dịch vụ phổ cập, như bưu chính viễn thông hay điện thoại.

Choong-Fook Fong — Tổng giám đốc công ty LGMS — lập luận rằng nếu như các lãnh đạo Facebook, đảm nhận vai trò điều tiết và quyết định những tuyên bố nào được cho phép đưa lên, hay những lời nào mâu thuẫn với chính sách của họ, công ty này hoàn toàn có thể trở thành «một đảng chính trị nữa".

Ông nhấn mạnh các chính phủ không nên đưa ra bộ luật mới ngăn cấm quảng cáo chính trị. Ngược lại, Choong-Fook Phong tin rằng "tất cả các mạng xã hội lớn nên bị cấm xử lý phân tích dữ liệu theo sở thích của người dùng, đặc biệt là quan điểm chính trị của họ".

Đồng nghiệp của ông, Kenneth Shak — chuyên gia tư vấn an ninh mạng cao cấp — cũng có ý kiến tương tự: Tuân thủ theo quan điểm: «Facebook nên được xem như một công cụ mạnh mẽ để định hình dư luận», ông cho biết, và nói thêm để đảm bảo an ninh dữ liệu, một công ty phải hành xử theo các quy tắc nghiêm ngặt hơn.

Gây áp lực lên cử tri

Ngoài việc thu thập dữ liệu người dùng, Facebook đã bị chỉ trích vì sự thiên vị dường như không chính đáng có lợi cho quan điểm cánh tả. Có lẽ một trong số những người phẫn nộ cao cấp nhất chính là Donald Trump.

Tháng 8 năm ngoái, tổng thống Mỹ tuyên bố ông đã nhận được "hàng ngàn khiếu nại" về việc đàn áp các ý kiến ​​bảo thủ và ưu tiên truyền thông cánh tả của mạng xã hội.

Facebook cũng phải đối mặt với cáo buộc tương tự ở Anh. Tháng 4 năm ngoái, nền tảng này đã đình chỉ công việc của AggregateIQ, một công ty phát triển dữ liệu Canada đã hỗ trợ quảng cáo cho ý tưởng Brexit của Đảng Liên minh Dân chủ, cũng như chiến dịch «Vote Leave», «BeLeave» и «Veterans for Britain». Có thông tin cho hay AggregateIQ, chiếm đến 40 phần trăm ngân sách chiến dịch «Vote Leave», có mối liên hệ với công ty mẹ Cambridge Analytica SCL Elections.

Các thành viên Quốc hội Anh liên tục đòi hỏi Zuckerberg làm chứng trên bối cảnh lo ngại dữ liệu bị Cambridge Analytica đánh cắp có thể được sử dụng để tác động đến ý kiến cử tri trước thềm cuộc trưng cầu dân ý Brexit.

Facebook đã xóa các trang Sputnik, hãng coi đây là kiểm duyệt

Tuy nhiên nhà tỷ phú đã từ chối các yêu cầu này, cho rằng dữ liệu người dùng tại Anh quốc không phải là mục tiêu trong lần vi phạm ban đầu.

Nhà hoạt động nhân quyền người Bỉ Andy Vermaut khẳng định, mặc dù thực tế là việc rò rỉ dữ liệu có thể vào tay cả những người ủng hộ và những người phản đối Brexit, thì việc này cũng là một ví dụ sinh động về cách Facebook đàn áp các cử tri bảo thủ.

«Một điều đáng chú ý là họ tập trung vào những người chống lại Brexit, cuối cùng cho thấy ai đó muốn đưa các nhà hoạt động cánh hữu hăng hái ra một ánh sáng xấu».

Những người có thắc mắc về tính hợp pháp của Ủy ban châu Âu và chính sách kinh tế cứng rắn cũng là nạn nhân của sự kiểm duyệt. Với lý do truyền bá tin tức giả, bất kỳ ai đe dọa họ cũng có thể trở thành nạn nhân của kiểm duyệt Internet.

Mặc dù thực tế là những người ủng hộ việc Anh rời khỏi EU đã sử dụng chiến thuật tương tự như vậy, nhưng nhấn mạnh vào các đối thủ của Brexit. Về vấn đề này phát sinh câu hỏi về tính khách quan trong cuộc điều tra của các tổ chức châu Âu.

Thảo luận