ĐBQH phản đối: "Không thể chấp nhận sẽ chỉ xử lý cán bộ nghỉ hưu cấp Thứ trưởng trở lên"

Theo nhiều ĐBQH, quy định về xử lý cán bộ nghỉ hưu cần phải được xem xét, đánh giá và nghiên cứu thật kỹ lưỡng, báo Người đưa tin ghi nhận.
Sputnik

Chỉ xử lý cán bộ cấp cao là không công bằng

Mới đây, theo tờ trình về dự án luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Cán bộ, công chức và luật Viên chức vừa được Bộ trưởng bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân trình Chính phủ, quy định về xử lý cán bộ nghỉ hưu đã cơ bản "thành hình" với 2 trường hợp khác nhau về phạm vi xử lý cán bộ vi phạm.

Việt Nam sẽ chỉ xử lý cán bộ nghỉ hưu cấp thứ trưởng trở lên?

Một là, xử lý đối với tất cả cán bộ, công chức đã về hưu, nghỉ việc hoặc chuyển công tác.

Hai là, chỉ xử lý với những người từ cấp Thứ trưởng và tương đương trở lên ở T.Ư và cấp Phó Chủ tịch tỉnh và tương đương trở lên ở địa phương có hành vi vi phạm nghiêm trọng.

Đây là vấn đề đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận xã hội.

Nhiều người đặt ra giả thiết nếu lựa chọn ý kiến thứ hai, chỉ xử lý từ cấp Thứ trưởng trở lên thì có phải những cấp dưới vẫn vô tư vi phạm mà không lo bị xử lý, hay yên tâm "hạ cánh an toàn"?

Trước vấn đề này, PV báo điện tử Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với một số ĐBQH.

Trao đổi với PV, ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng (Phó trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội) cho biết:

"Cần phải phân biệt giữa vấn đề xử lý công tác cán bộ với vấn đề xử lý vi phạm pháp luật. Đây là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau nên cần phải có sự nghiên cứu rất kỹ lưỡng về mặt lý luận.

Đất nước khó khăn là vì cán bộ không đủ tốt
Tức là, nếu xử lý cán bộ thì cán bộ đó về mặt bản chất phải còn đương chức mới xử lý. Còn nếu mất chức rồi thì việc xử lý không còn ý nghĩa. Điều này khác với việc xử lý một đảng viên, vì khi về hưu thì người cán bộ, lãnh đạo vẫn là đảng viên.

Thêm một vấn đề nữa, tôi cho rằng với cán bộ vi phạm pháp luật thì dù đang đương chức hay đã nghỉ hưu thì đều có thể bị xử lý như nhau.

Nếu chỉ xử lý cán bộ nghỉ hưu cấp Thứ trưởng trở lên, các cấp khác thấp hơn không xử lý nữa, tôi cho rằng, như vậy là không bình đẳng.

Bởi, với cán bộ là Thứ trưởng trở lên, xét ở năng lực và trách nhiệm thì họ có chức vụ, quyền hạn. Nhưng, trên thực tế cũng có nhiều người chức vụ nhỏ hơn hoặc không nắm chức vụ gì, họ vẫn để xảy ra sai phạm nghiêm trọng".

Từ những phân tích trên, ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng bày tỏ:

"Nếu muốn ngăn chặn những cán bộ có quyền, có chức (cấp trên) hay những người không chức vụ quyền hạn (cấp dưới) để xảy ra sai phạm nghiêm trọng trong quá trình đang công tác mà đã về hưu có thể "hạ cánh an toàn", thì tôi cho rằng cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng".

Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Ủy viên Thường trực Ủy ban về các vấn đề của xã hội.

"Cần xử lý nghiêm từ lãnh đạo đến nhân viên"

"Kỷ luật cán bộ không làm suy giảm uy tín của Đảng"
Cũng đưa quan điểm về vấn đề này, ĐBQH Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho hay: "Tôi cho rằng, việc sửa lại luật Cán bộ, công chức, viên chức trong đó có quy định xử lý cán bộ về hưu mà vi phạm kỷ luật lúc còn đương chức phù hợp với tình hình hiện nay.

Không thể nào chấp nhận công chức, viên chức vi phạm tham ô, móc ngoặc, lợi ích nhóm khi đã nghỉ hưu là "hạ cánh an toàn"".

Nói về quan điểm sẽ chỉ xử lý cán bộ nghỉ hưu cấp Thứ trưởng trở lên, ĐBQH Phạm Văn Hòa không đồng tình:

"Tôi cho rằng, tất cả những người đã là công chức, viên chức của Nhà nước khi còn đương chức mà vi phạm, sau khi nghỉ hưu mới phát hiện ra thì cần xử lý như nhau. Như vậy sẽ phù hợp với tình hình thực tế và người dân mới đồng tình, ủng hộ. Không thể chỉ xử lý từ cấp Thứ trưởng trở lên, còn Cục trưởng, cục phó, Tổng cục trưởng… trở xuống nếu phát hiện sai phạm thì sẽ xử lý ra sao?

Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp)

Để đảm bảo sự nghiêm minh của Đảng, Nhà nước và nghiêm minh trong công tác phòng chống tham nhũng lãng phí, cấp nào vi phạm là phải xử lý nghiêm, từ người lãnh đạo cho đến nhân viên".

Thảo luận